Tag

Nông dân huyện Mê Linh đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi

Nông thôn mới 13/10/2021 13:49
aa
TTTĐ - Những tháng cuối năm, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) đẩy mạnh triển khai phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi".
Chàng trai trẻ khởi nghiệp làm giàu trên đồng ruộng quê hương Nghiên cứu mô hình "thành phố trong thành phố" tại huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn Hơn 100 người tốt, việc tốt tại huyện Mê Linh được khen thưởng

Xác định rõ vai trò của phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện Mê Linh thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích, động viên hội viên, nông dân đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; Khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Nông dân Mê Linh ngày càng làm giàu từ đồng ruộng quê hương
Nông dân Mê Linh ngày càng làm giàu từ đồng ruộng quê hương (Ảnh tư liệu)

Từ phong trào, nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã phát triển thành doanh nghiệp, công ty tư nhân trong sản xuất và kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

Bà Phạm Thị Dung, Chủ tịch Hội nông dân huyện Mê Linh cho biết: Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các trang trại, gia trại, vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, giúp nông dân liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất. Hiệu quả rõ nét là phong trào đã giúp nhiều hộ nông dân tăng mức thu nhập, làm giàu chính đáng.

Hàng năm, các cấp Hội Nông dân huyện Mê Linh tích cực tập huấn, phổ biến, nâng cao trình độ, kỹ năng cho hội viên về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để phong trào đi vào chiều sâu; Đồng thời, tạo điều kiện cho các hội viên đạt được danh hiệu đã đăng ký, nắm vững các chủ trương, chính sách phát luật của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đặc biệt là các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn để người dân tiếp cận.

Bà Phạm Thị Dung – Chủ tịch Hội nông dân huyện Mê Linh
Bà Phạm Thị Dung, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mê Linh

Việc bình xét các hộ sản xuất giỏi các cấp được tổ chức từ chi hội, theo đúng hướng dẫn của Hội Nông dân thành phố và Quy định của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Qua bình xét, tổng số hộ đạt sản xuất giỏi các cấp hằng năm đều đạt trên 60% so với tổng số hộ đăng ký. Theo đó, đến nay, toàn huyện có 12 hộ đạt sản xuất giỏi cấp Trung ương, 228 hộ đạt sản xuất giỏi cấp thành phố, gần 5.900 hộ đạt sản xuất giỏi cấp huyện và hơn 19.000 hộ đạt sản xuất giỏi cấp cơ sở.

Để kịp thời động viên các hộ đạt danh hiệu sản xuất giỏi các cấp, Hội Nông dân các cấp đã cấp 1.263 giấy chứng nhận, 186 giấy khen cho các hộ tiêu biểu.

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng hoa hồng thế, hoa hồng chậu của ông Nguyễn Đức Tài - hội viên nông dân xã Mê Linh với diện tích 6.000m2, doanh thu hằng năm 900 triệu đồng; Mô hình hoa hồng ngoại của ông Nguyễn Thế Anh - hội viên nông dân xã Mê Linh cho thu nhập 800 triệu đồng/năm.

Hay như ông Nguyễn Văn Quý - hội viên xã Tiến Thịnh mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với diện tích 7ha đất hiệu quả kém sang trồng cây ăn quả cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm; Hội viên Nguyễn Văn Thảo ở xã Tự Lập với diện tích 1ha kết hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi bò cho thu nhập 350 triệu đồng/năm; Hội viên Nguyễn Văn Hiệp ở xã Đại Thịnh mạnh dạn cải tạo đầu tư khu đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hoa các loại cho thu nhập 300 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho 8 lao động với thu nhập ổn định.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm