Nông dân Sơn Tây làm giàu với mô hình chăn nuôi lợn
Chăn nuôi sinh học – hướng đi mới của ngành nông nghiệp Thủ đô |
Trước khi lập nghiệp với mô hình chăn nuôi lợn, ông Nhật từng là tài xế xe tải. Ông Nhật kể: “Thời điểm đó tôi chuyên chở nguyên vật liệu xây chuồng trại cho các đơn vị. Vì thế, tôi có cơ hội tham quan, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi. Khi công việc vận tải gặp nhiều khó khăn, tôi quyết định chuyển sang làm mô hình chăn nuôi lợn”.
Để có bước đi chắc chắn, ông Nhật nhận chăn nuôi "gia công" cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và bắt tay vào xây dựng trang trại. Tuy nhiên, ông gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Chưa kể con giống, chỉ nguyên tiền xây dựng chuồng trại đã tiêu tốn hơn 400 triệu đồng vì thế ông phải vay mượn khắp nơi. May mắn ông được công ty cử người đến hỗ trợ về cách thức xây chuồng trại cũng như kỹ thuật chăn nuôi.
![]() |
Ông Hà Văn Nhật chăm sóc đàn lợn |
Quá trình làm việc cùng Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, ông Nhật tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, đặc biệt vấn đề xử lý chất thải. Nhận thấy thị trường có nhiều tiềm năng, ông quyết định “ra riêng”, tự mình làm chủ. Tuy nhiên, lúc này ông phải đối mặt với bài toán khó là tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, dịch bệnh trong chăn nuôi cũng khiến ông nhiều lần lao đao.
“Năm 2018 dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến rất nhiều người chăn nuôi rơi vào thảm cảnh. Khi đó, tôi cũng bị lỗ nặng nhưng với niềm đam mê đã quyết tâm vực dậy trang trại chăn nuôi của gia đình”, ông Nhật chia sẻ.
Cũng theo ông Nhật, chăn nuôi trước hết phải có sự đam mê, yêu vật nuôi, để biết được con lợn cần gì, cho ăn như thế nào, tình trạng sức khỏe ra sao... Để hiệu quả, có 4 khâu quan trọng là nguồn giống, chăm sóc thú y, nguồn thức ăn đảm bảo, chuồng trại thoáng mát sạch sẽ. Người chăn nuôi không chỉ phải chọn giống kỹ mà cả thức ăn phối trộn sao cho hợp lý theo đúng chu kỳ phát triển của lợn, giữ sạch chuồng trại, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
![]() |
Mô hình của ông Nhật được nhiều người tham quan, học hỏi |
Hiện trang trại của ông Nhật đang nuôi 1.000 con lợn thương phẩm và được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh. Tổng thu nhập trung bình đạt 3 tỉ đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho 10-15 lao động thường xuyên và thời vụ với thu nhập bình quân 5- 7 triệu đồng/người/tháng.
Từ thành công của ông Nhật, nhiều gia đình khác trên địa bàn đã đến học hỏi mô hình để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ai tìm hiểu đều được gia đình ông chia sẻ tận tình. Ông cũng hỗ trợ nhiều hộ khó khăn khác về kỹ thuật, vốn phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, ông Nhật tham gia nhiều hoạt động xã hội, hỗ trợ khuyến học, khuyến tài, an sinh xã hội.
Ông Nhật cho biết, thời gian tới không chỉ duy trì mà còn nâng cao chất lượng mô hình chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm chất lượng. Từ đó, ông cùng những nông dân khác góp phần đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống.
Với sự nỗ lực không ngừng gia đình ông Nhật đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố giai đoạn 2015- 2019, 2020,2021, 2022. Năm 2023, ông Nhật được Hội Nông dân thị xã Sơn Tây đề nghị công nhận là “Nông dân Thủ đô xuất sắc”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới
