Tag

Nông dân Thủ đô nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng

Nông thôn mới 23/10/2021 13:00
aa
TTTĐ - Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã và đang phát huy được kết quả tích cực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho Nhân dân.
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong xây dựng Nông thôn mới Đồng Nai: Phát hiện hàng loạt sản phẩm phân bón giả Nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây dược liệu Hà Nội: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I có nhiều chuyển biến tích cực

Khai thác tiềm năng, lợi thế đồng đất

Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp thành phố Hà Nội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất. Nhờ đó, ngày càng có nhiều mô hình trang trại, gia trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng/năm.

Tại huyện Đan Phượng, giai đoạn 2017-2020, huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang hoa - cây cảnh, dược liệu, cây ăn quả được 428,9ha, cho thu nhập cao hơn trồng lúa 5-7 lần; không có đất 2 lúa bị bỏ hoang...

Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) chia sẻ, nhờ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 4-7 triệu đồng/người/tháng. Riêng gia đình chị Hoa và nhiều hộ nông dân trồng hoa theo hướng công nghệ cao, thu 500 triệu đồng/ha/năm...

Nông dân Thủ đô nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng
Nhờ chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập khá

Tương tự, tại huyện Ứng Hòa, 5 năm qua, toàn huyện chuyển đổi được 1.017ha đất lúa trũng kém hiệu quả, hình thành các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung xa khu dân cư, vùng nuôi trồng thủy sản... giá trị thu nhập từ các vùng chuyển đổi đều đạt 300-800 triệu đồng/ha, gấp 5-7 lần cấy lúa...

Ngoài ra, còn các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã phát huy hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay, như: Khu sinh thái nông nghiệp công nghệ cao thung lũng Ngọc Linh (huyện Thạch Thất) phát triển theo hướng áp dụng công nghệ cao của Nhật Bản, Đức vào sản xuất nông nghiệp; Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng), diện tích 5ha với sản lượng 3 tạ rau/ngày, trung bình mỗi tháng cũng cho thu nhập trên 120 triệu đồng, giá trị bình quân/ha canh tác đạt gần 6,7 tỷ đồng...

Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) Hoàng Thị Hòa nhận xét: Nhìn chung, công tác chuyển đổi trên đất trồng lúa tại Hà Nội phát huy hiệu quả, giữ vững an ninh lương thực, hình thành nhiều vùng sản xuất cây trồng có thế mạnh, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm an toàn; hình thành các chuỗi liên kết - chế biến - tiêu thụ nông sản hiệu quả…

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu, cây ăn quả cho giá trị cao gấp 5-6 lần so với trồng lúa và khai thác tối đa nguồn lực từ đất, mỗi mô hình đạt từ 330 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.

Chú trọng nâng cao giá trị nông sản

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, song hiện nay việc chuyển đổi đất lúa ở các địa phương còn mang tính tự phát, một số nơi chưa phù hợp với kế hoạch chung.

Mặt khác, một số cây trồng đưa vào chuyển đổi có lợi thế cạnh tranh kém, đầu ra chưa ổn định do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi còn thiếu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chưa bảo đảm khâu tiêu thụ mang tính bền vững.

Ở một số địa phương, chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa chưa được thực hiện mạnh mẽ. Hơn nữa, một số nơi chưa tính toán chi tiết và phân tích đầy đủ giá trị sản xuất trồng trọt nên việc khuyến cáo, tổ chức chuyển đổi chưa đạt hiệu quả cao; Một số vùng chưa hoàn thiện hệ thống thủy lợi, nhất là đê bao, cống bọng, để phục vụ cho vùng sản xuất rau màu có diện tích lớn.

Nông dân Thủ đô nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng
Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả đã đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Ngô Tiến Hoàng, thực tiễn ở Ứng Hòa cho thấy, ruộng đất manh mún, quy hoạch chưa hợp lý, chưa tạo thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng xuống cấp; Việc xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm còn khó khăn; Chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết trong khâu tiêu thụ...

Để khắc phục tình trạng này thời gian tới các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

Đồng thời, lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái, giống có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất...

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thành phố Hà Nội dự kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với tổng diện tích khoảng 20.000ha nhằm thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang...

Để hoàn thành mục tiêu này, theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đề xuất cấp thẩm quyền có chính sách, giải pháp xây dựng các mô hình sản xuất tập trung, tích tụ ruộng đất, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chế biến nông sản.

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhân rộng điển hình sản xuất - kinh doanh giỏi, chú trọng nâng cao giá trị nông sản...

Đọc thêm

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Xem thêm