Tag

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 14/11/2024 14:03
aa
TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Sinh viên Đại học Phenikaa làm chủ tiêu chuẩn nhân lực Vương quốc Anh Xét tuyển sớm giúp thí sinh “chắc suất” vào đại học Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Trường ĐH Phenikaa công bố chính sách tuyển sinh sau đại học năm 2024

Nữ sinh “vật liệu” tài năng với nhiều danh hiệu xuất sắc

Năm 2024, Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và mở rộng với 8 nhóm ngành xét giải, đã thu hút đông đảo nữ sinh viên đăng ký tham gia. Từ 114 hồ sơ được giới thiệu đăng ký xét giải thưởng, trên cơ sở kết quả làm việc, đề xuất của Hội đồng Giải thưởng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định trao Giải thưởng năm 2024 cho 20 nữ sinh xuất sắc tiêu biểu.

Trong đó, Bùi Hạnh Nhung là một trong số những cá nhân đăng ký nhóm ngành Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường và đã xuất sắc đạt được Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024 bởi các hạng mục như: Có thành tích học tập đặc biệt, có nhiều bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao, đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, được nhận học bổng, chương trình trao đổi trong và ngoài nước,...

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

Nữ sinh Bùi Hạnh Nhung ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa

Về nghiên cứu khoa học, Hạnh Nhung đã giành được giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Phenikaa năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024; giải Khuyến Khích cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2023; giải Nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu năm học 2023 - 2024. Đáng chú ý, Hạnh Nhung còn là đồng tác giả của 2 công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục nhóm Q1.

Hiện, công trình nghiên cứu của Bùi Hạnh Nhung về liên ngành Vật liệu, Công nghệ nano, Hóa học, Điện tử và Công nghệ thông tin với hướng tập trung chủ yếu về nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu nano có kích thước vi mô, vật liệu tổ hợp nanocomposite ứng dụng trong lĩnh vực cảm biến.

Đó là loại cảm biến về tăng cường tín hiệu bề mặt nhằm phát hiện được dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất hóa học trong thực phẩm, nông sản ở hàm lượng có thể đạt tới mức nhỏ hơn 1/tỷ mol/L (tương đương khoảng 0,001mg hóa chất/kg thực phẩm). Ngoài ra, em còn đang nghiên cứu và cải tiến tính chất của các loại sơn tàu biển, sơn nội thất bằng các vật liệu nano chế tạo được.

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức
Công trình nghiên cứu của Bùi Hạnh Nhung về liên ngành Vật liệu, Công nghệ nano, Hóa học, Điện tử và Công nghệ thông tin. Ảnh: NVCC.

Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Phenikaa, nữ sinh Bùi Hạnh Nhung còn xuất sắc giành được nhiều thành tích học tập trên “đấu trường tri thức” như: Đạt danh hiệu “Sinh viên xuất sắc tiêu biểu” của Trường Đại học Phenikaa qua các năm học; giải Nhất Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2023 - cấp Trường; Giải Ba Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2023; sinh viên trao đổi quốc tế “Global Project Based Learning” năm 2023.

Là Đảng viên - Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Trường Đại học Phenikaa, em luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động phong trào sinh viên và công tác của Đoàn. Qua đó, Hạnh Nhung đã nhận được Bằng khen Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho giải thưởng “Sao Tháng Giêng năm 2023”; Bằng khen Thành đoàn Hà Nội “Cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023”; Bằng khen “Sinh viên 5 Tốt” cấp Thành phố năm 2023; Bằng khen tỉnh đoàn Hòa Bình có “Thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai chiến dịch tình nguyện mùa hè Xanh năm 2023”; Giấy khen Đoàn Trường, huyện đoàn Điện Biên – Tỉnh Điện Biên vì có thành tích xuất sắc trong các chiến dịch tình nguyện hè tại Hòa Bình, Điện Biên; chiến dịch Đông ấm tại Cao Bằng;...

Khơi dậy nguồn đam mê từ những kiến thức "khó nhằn" về vật liệu

Hạnh Nhung chia sẻ em cảm thấy rất biết ơn vì trong suốt chặng đường học tập của mình ở Trường Đại học Phenikaa vì em luôn được các thầy cô động viên, tận tình chỉ dẫn, khuyến khích tham gia thử sức với các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Vì vậy, việc đăng ký dự thi Olympic Hóa học toàn quốc chính là “cột mốc” đánh dấu sự thay đổi rất nhiều của Hạnh Nhung.

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức
Nữ sinh tích cực tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện như "Mùa hè Xanh", "Đông ấm" tại các vùng cao. Ảnh: NVCC.

“Kể từ đó, em trở nên tự tin vào bản thân hơn, biết nắm bắt các cơ hội đến với mình. Tuy rằng em không đạt được giải thưởng quá cao nhưng cuộc thi đã góp phần rất lớn khiến em có được những kết quả như bây giờ, sau thời gian tiếp tục cố gắng và nỗ lực”, nữ sinh chia sẻ.

Đặc biệt, Hạnh Nhung cho biết, đội ngũ các thầy cô giảng viên và cơ sở vật chất của Trường Đại học Phenikaa chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc em theo học tại trường. Lần đầu tiên đến tham quan cơ sở đào tạo, em đã rất bất ngờ vì nhà trường có khuôn viên rộng rãi, hiện đại, môi trường học thuật cởi mở, năng động. Các thầy cô giảng viên của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu chào đón người học rất nhiệt tình, hết lòng hỗ trợ, giải đáp, tư vấn, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng như về đời sống sinh viên.

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức
Trường Đại học Phenikaa có khuôn viên rộng rãi, hiện đại, môi trường học thuật cởi mở, năng động.

Quá trình phát triển bản thân ở Trường Đại học Phenikaa cũng tạo dựng cho người học rất nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Phenikaa nói riêng và nhiều tổ chức doanh nghiệp lớn nói chung liên quan đến ngành học. Vì vậy, sinh viên học nhóm ngành lĩnh vực Vật liệu như Hạnh Nhung sẽ được trải nghiệm rất nhiều trong các môi trường làm việc khác nhau và có thể trở thành nơi gắn với công việc sau này.

Chia sẻ về kế hoạch dự định trong tương lai, Hạnh Nhung cho biết: “Sau khi hoàn thành chương trình ở bậc đại học, em sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu và học tập tại các bậc cao hơn và vẫn gắn bó với lĩnh vực hóa, vật liệu. Bên cạnh vai trò là một nhà nghiên cứu, em mong muốn rằng bản thân sẽ có thể trở thành một giảng viên, một diễn giả. Bởi đây sẽ là cơ hội thú vị giúp em có thể lan tỏa tới các nữ bạn sinh viên nói riêng và các bạn trẻ nói chung về kiến thức, kinh nghiệm, hành trình nghiên cứu khoa học công nghệ và khuyến khích người học theo đuổi lĩnh vực này.

Đọc thêm

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“ Đông ấm ” của tình nguyện Thủ đô trên miền Tây Bắc

TTTĐ - “Hành trình “Đông ấm” về với mảnh đất tỉnh Hoà Bình và Yên Bái của các tình nguyện viên Thủ đô khép lại khiến lòng tôi nghẹn ngào, xúc động. Bởi tôi thấy rằng, ở đâu đó vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, vất vả thế nhưng trong ánh mắt họ luôn chứa đựng niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn”.
Vượt khó, viết tiếp ước mơ đến trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt khó, viết tiếp ước mơ đến trường

TTTĐ - Hoàn cảnh khác nhau nhưng các bạn trẻ này có điểm chung là nỗ lực vươn lên, tiếp tục đến trường thực hiện ước mơ của bản thân. Họ cũng chính là những tấm gương truyền cảm hứng đến cộng đồng.
Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu

TTTĐ - Chị Phùng Thu Trang, Tổng phụ trách Đội trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến với nghề giáo đúng nghĩa là chữ duyên. Bằng tình yêu nghề, chị tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, thiết thực tạo môi trường cho học trò rèn luyện.
Xem thêm