Tag

Phạm Quốc Cường và những dòng thơ chất chứa sự đời

Văn học 26/09/2023 19:54
aa
TTTĐ - Thơ Phạm Quốc Cường nhẹ nhàng, chân tình, không cố phá cách; Luôn nói về thế thái nhân tình, dù là bộc lộ nội tâm hay viết về thắng cảnh, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Thơ Phạm Quốc Cường: Có một tình yêu sâu đậm! Thơ Phạm Quốc Cường: Có một tình yêu sâu đậm!
Phạm Quốc Cường mê say hát “khúc ca tình đời” Phạm Quốc Cường mê say hát “khúc ca tình đời”

Nhà thơ, nhà báo Phạm Quốc Cường có thể được coi là người viết thơ nhanh, thơ nhiều. Trong giới báo chí, anh là người điển hình cho mẫu nhà báo làm thơ.

Phạm Quốc Cường sáng tác thơ ca như dòng sông tuôn chảy. Có thể thơ anh chưa mới, đâu đó lặp lại người, lặp lại chính mình nhưng đó mới là anh. Trò chuyện với anh, dễ bắt gặp chất thơ qua tâm tư, những chuyện đời, chuyện nghề báo của anh trải qua nhiều sóng gió, đắng cay.

undefined
Nhà thơ, nhà báo Phạm Quốc Cường

Trong thơ, Phạm Quốc Cường nói lên được nhiều điều nhất. Anh không né tránh mà ngược lại rất gần gũi và đi sâu vào đời.

Thật xúc động khi đọc những vần thơ anh viết về vụ cháy tại phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) vừa qua:

“Ta chua xót lắm, than ôi!

Đứng lên ngồi xuống cứ bồi hồi

Câu chuyện đau lòng chung cư nhỏ

Sao thể làm vơi những oan hồn

Hàng chục gia đình ngâm trong lửa

Kêu thét gào than oán đêm trường

Họ không thở được trong cơn lửa

Bị cháy sạm đen những thân hình”.

Đó là những câu thơ tự nhiên qua ngòi bút xót xa của Phạm Quốc Cường. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng là đủ để nói lên cái đau đớn mà lửa gây ra trong vụ cháy thương tâm.

“Họ không thở được trong cơn lửa

Bị cháy sạm đen những thân hình”.

Hai câu thơ, mà ai đọc vào chắc chắn phải nghẹn ngào, dừng lại, lặng im.

Đoạn thơ dưới đây của bài thơ viết về vụ hoả hoạn, khiến người đọc lần nữa nhói lòng. Ở đây, ta thấy Phạm Quốc Cường có chút gì đó “rất Nguyễn Du” khi viết “Văn tế thập loại chúng sinh” năm xưa.

“Ôi nhiều sinh linh còn vất vưởng

Vì lửa thiêu oan cướp mạng rồi

Hàng chục con người, ôi đau đớn!

Ngậm hờn cay đắng từ nhân gian

Tình cảm chứa chan, người ôm hận

Soi tỏ ngàn năm vẫn nhói lòng!

Hỡi ôi, đêm lửa bùng phát cháy

Tiếng khóc kêu than chín tầng nhà

Người già co quắp thân khô cứng

Trẻ nhỏ bờ môi mím đen xì

Ôi người tắt thở, mắt còn mở

Như muốn tỏ xem chuyện là gì

Có cảnh người cha ôm con nhảy

Thoát lửa rồi, nhưng vẫn tử vong

Ở trong thảm cảnh tang thương ấy

Ai thoát được đâu, cái chết về

Thương sao Khương Hạ đêm mưa nhỏ

Nhưng tiếng than oan vẳng đất trời

Mười ba tháng chín Thanh Xuân quận

Phủ trắng khăn tang chín tầng nhà

Hàng chục sinh linh chờ siêu thoát

Hàng chục năm sau vẫn bàng hoàng

Giờ ta thắp một nén lòng nhang

Hướng đến hương linh những oan hồn

Mong người vãng sinh nơi cực lạc

Đáp nghĩa trần ai tránh lỗi lầm

Những ngày Hà Nội mang tâm sự

Thành kính phân ưu những kiếp người

Ôi thôi, ta khóc đời dương thế

Uống lệ bao nhiêu mới đủ buồn

Thành tâm cầu khấn nơi dương thế

Để chốn âm ti đón nhận người

Hỡi những oan hồn còn day dứt

Mang hết tâm tư trút cõi trời

Nhân thế xa rời trời bật khóc

Như muốn chung tay trước sự tình

Thế gian còn lắm sự bất minh

Người nơi chín suối - đành lặng thinh!”.

Theo thời gian, thơ Phạm Quốc Cường ngày càng ý nhị và ẩn ý hơn. Tả thu, anh viết: “Thu dần vào sâu lắng”; “Gió ẩn sau rèm nhà”. Nói về kỷ niệm, anh viết: “Nơi ta sống hôm qua / Là món quà đáng nhớ”.

Về hư thực, Phạm Quốc Cường viết: “Ngả vai về chốn thiên thai / Tình còn vương lại ở nơi cuối trời”. Hai câu thơ này cho thấy nhà thơ tha thiết với đời, không thể dứt bỏ được người mà đi, dù là có vượt thoát qua rối ren đời người.

Khi tả về thắng cảnh, hay thiên nhiên, quê hương, đất nước, Phạm Quốc Cường vẫn giữ được giọng điệu của các thi sĩ xưa, như Tố Hữu, như Tế Hanh. Đó là điểm yếu, cũng là điểm mạnh của anh.

Phạm Quốc Cường ưa liệt kê khi tả cảnh, tả vật, như khi viết Đất linh - Chùa Thầy:

“Thiên Phúc tự cảnh đẹp cao

Long lanh sắc nước tường rào xanh xanh

Nhà dân bên cạnh an lành

Thanh tao trong vắt cảnh trần tuyệt thay

Kỳ nhân lên đỉnh núi Thầy

Ngắm hồ Long Chiểu phơi bày lộ thiên”.

Có lẽ Phạm Quốc Cường đã bỏ ngoài tai lời khen chê của người đời khi nhận xét về thơ. Anh vẫn miệt mài với thơ. Ta thấy anh như “phu chữ”, mà một nhà thơ từng định nghĩa về người làm chữ nghĩa, đó là “đãi” từng con chữ nên thơ. Ta trân trọng anh, yêu quý anh trong nghệ thuật, bởi anh muốn mang cái đẹp, tình người đến cho chúng ta!

Phạm Quốc Cường là nhà báo, bút danh: TQC, QM, Quốc Đô, Quốc Minh.

Anh hiện là Trưởng ban Pháp luật Bạn đọc, Báo Pháp luật Việt Nam; sinh năm 1980, quê quán ở Nam Đàn - Nghệ An.

Các tập thơ đã xuất bản: Viết cho người tình mơ; Anh chờ qua trăng; Tình hoa; Tình yêu còn lại; Khúc ca tình đời; Phạm Quốc Cường: Tuyển chọn 100 bài thơ tình và đời. Ngoài ra, Phạm Quốc Cường còn là tác giả của các bài hát: Khúc hát phóng viên; Hoa sữa và em; Anh chờ qua trăng; Gương sáng Pháp luật Việt Nam; Tuyến đầu vang mãi niềm tin; Hà Nội - Khúc đồng dao chống dịch; Thắng đại dịch này ta mở tiệc vàng thật sang; Tuyến đầu sự sống hồi sinh; Việt Nam sáng ngời tình yêu…

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm