Tag

Phát động chiến dịch "7 ngày thách thức" tại Hà Nội

Xã hội 13/04/2018 14:00
aa
TTTĐ - Vừa qua, tại Hà Nội, Chiến dịch "7 ngày thách thức" đã chính thức được phát động bởi Cơ quan phát triển Liên Hợp quốc phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, Tổ chức Live & Learn cùng đại sứ chiến dịch - ca sĩ Mỹ Linh. Chiến dịch "7 ngày thách thức" đã thu hút được sự tham gia ủng hộ của cán bộ nhân viên UNDP, Đại sứ quán Thụy Điển; các cơ quan thông tấn báo chí, Công đoàn trường Đại học Y, các nhóm học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các tổ chức xã hội.

Phát động chiến dịch

Phát động chiến dịch


7 ngày thách thức là gì?

"7 ngày thách thức" là lời kêu gọi hành động gửi tới các cá nhân trên toàn thế giới thực hành lối sống bền vững nơi đô thị nhằm cải thiện chất lượng sống. Thử thách bao gồm 7 ngày đưa ra các giải pháp bền vững và thực tế tập trung vào 3 nhóm: ĂN UỐNG, ĐI LẠI và SỐNG.

Mục đích của thử thách này là nâng cao nhận thức về những lựa chọn lối sống và tác động của những lựa chọn này đối với môi trường. Chúng tôi khuyến khích các cá nhân tâm huyết lựa chọn một hoặc nhiều hoạt động phù hợp với từng cá nhân về những thay đổi thực tế trong cuộc sống thường nhật. Những thay đổi này xoay quanh những lựa chọn về ĂN UỐNG, ĐI LẠI và SỐNG BỀN VỮNG.

Khi chúng ta có một số lượng đông đảo những người tham gia, 7 ngày thách thức sẽ giúp góp phần nâng cao nhận thức về môi trường, khí hậu và giúp giảm dấu chân carbon của các cá nhân.

Những người tham gia sẽ trở thành một phần trong chiến dịch trên mạng xã hội và tham gia vào một ngày đánh giá sau khi chiến dịch kết thúc – và tất nhiên, giúp thay đổi thế giới. Nhiều người tham gia tiếp tục thử thách của mình và bắt đầu sống bền vững hơn trong dài hạn.

Câu hỏi đặt ra là: Bạn có quan tâm tới việc thử thách bản thân để có thêm kiến thức mới, thấu hiểu hơn nữa, kết giao với những người bạn mới và đồng thời giảm dấu chân carbon của mình không?

Chiến dịch 7 ngày là các hoạt động khuyến khích sống theo lối sống xanh và bền vững Đó là những hoạt động thiết thực và đơn giản ở trong từng tổ chức từng nhóm cộng đồng, nếu như mỗi người trong chúng ta chỉ góp một phần nhỏ để thay đổi cách sống tốt hơn thì sẽ tạo nên sự thay đổi mang tính tích cực cho cả 7 tỷ người trên trái đất.


Phát động chiến dịch
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam - Ông Pereric Hogberg chia sẻ


Quê hương Thụy Điển của chúng tôi là nơi có bầu không khí luôn xanh và sạch, từ trong ý thức những người dân được giáo dục để thực hiện theo lối sống bền vững, cách xử lý rác thải, sử dụng các công cụ một cách khoa học. Ở Thụy Điển nước thải của các nhà máy xí nghiệp được xử lý rất tốt trước khi thải ra sông ngòi, hồ.

Khi tôi tới nhận nhiệm vụ tại Việt Nam thì tôi rất mong muốn làm thế nào để có bầu không khí trong lành để thở, thực phẩm an toàn, trong sạch hơn. Toàn bộ quá trình lôi kéo sự tham gia của người dân vào những chiến dịch kiểu như chiến dịch "7 ngày thách thức" của chúng ta sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thời gian sắp tới. Chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động cụ thể như không sử dụng sản phẩm "Nhựa" dưới bất kỳ hình thức nào ví dụ như không dùng túi ni lông Khi đi mua đồ hoặc trong lúc sinh hoạt, đó chỉ là những hành động rất nhỏ thôi nhưng sẽ tạo nên một tác động lớn. Gần đây tôi nhận được thôi những thông tin đáng kinh ngạc qua những nghiên cứu của Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc và từ những tổ chức xã hội, thì có một lượng lớn các loại chế phẩm từ nhựa được thải xuống các sông ngòi và đổ ra biển, các đại dương, điều này có tác động không tốt đến hệ sinh thái của trái đất và người ta tính rằng "Đến năm 2050 Số lượng nhựa ở các đại dương sẽ lớn hơn số lượng cá Sống ở trong các đại dương đó" và đó là một cái viễn cảnh không lấy gì làm thú vị.

Như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cần có những biện pháp và có hành động ngay lập tức để có thể giảm việc sử dụng nhựa cũng như các túi ni lông hoặc các chế phẩm từ nhựa. Tất cả chúng ta sẽ phải chung tay để làm việc đó và đây là cam kết toàn cầu thực hiện theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc. Tôi rất vui mừng khi được thấy sự quan tâm, tham gia của các cơ quan cũng như các em học sinh tới từ các trường đại học, phổ thông trung học, các thầy cô giáo trong lễ khởi động chiến dịch hôm nay, hi vọng rằng chúng ta sẽ tạo ra được sự thay đổi lớn trong đời sống của chúng ta từ những hành động rất là nhỏ hàng ngày để chúng ta thay đổi các hành vi ứng xử với thiên nhiên như việc sử dụng các chất liệu có tính bảo vệ môi trường bền vững để tạo dựng một thế giới mới tương lai bền vững hơn.



Phát động chiến dịch
Ông Kamal Malhotra điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Ông Kamal Malhotra chia sẻ: Tổ chức Liên Hợp Quốc và các nước thành viên của mình trong đó có Việt Nam và Thụy Điển đang nỗ lực thực các mục tiêu của Chương trình nghị sự Năm 2030 của Liên Hợp Quốc, điều được đặt ra và xử lý ở đây là làm thế nào để chúng ta sẽ có một lối sống Lành mạnh và bền vững cho tất cả 7 tỷ người trên toàn thế giới ở các nước thành viên của Liên Hợp Quốc, điều này không chỉ cần các cam kết từ các Chính phủ mà cần có các hành động mang tính lựa chọn rất là kỹ càng đối với chương trình hành động khác nhau của từng quốc gia. Với mỗi chính phủ và mỗi cá nhân, chúng ta sẽ cần chương trình hành động riêng của mình, không chỉ ở các nhà chính trị cấp cao các nhà hoạch định chính sách cấp cao mà bản thân chúng ta mỗi người đều phải có những cách nhận thức và hành động cụ thể bao gồm tất cả các thành viên và ngay cả các đại biểu tham gia vào cuộc họp báo ngày hôm nay, đó là lý do mà chúng tôi rất là vui mừng được tham gia cùng với Đại sứ quán Thụy Điển để phát động chiến dịch "7 ngày thách thức".

Chúng ta cùng chung tay giúp cho mọi người thay đổi thế giới quan, nhận thức và thay đổi tư duy của mình về một cuộc sống xanh và bền vững. Tôi thấy rằng rất nhiều các hoạt động mà chúng ta đã kiến nghị trong các chương trình nghị sự với Chính phủ Việt Nam vừa qua đều đi theo hướng "Xanh hóa lối sống" cũng như theo đuổi những mục tiêu bền vững cho người dân Việt Nam. Tất cả những hành động này nhìn bề ngoài thì nhỏ và đơn giản nhưng nếu có sự hợp lực của tất cả mọi người thì chúng ta sẽ thực hiện thành công Chương trình nghị sự Năm 2030 của Liên Hợp Quốc. Cụ thể là mục tiêu số 6, số 11 của Chương trình Nghị sự 2030 mục tiêu xây dựng các thành phố bền vững và thông minh, mục tiêu số 12 rất là quan trọng tức là tiêu thụ năng lượng một cách có trách nhiệm. Chúng ta có thể đi lại ăn uống và sống theo một hình thức hết sức bền vững, như vậy chúng ta sẽ góp phần thực hiện được mục tiêu số 6 số 11 số 12 của Chương trình Nghị sự 2030.

Ở đây, nhìn vào môi trường của thành phố Hà Nội chúng ta đều nhận thấy vấn đề là Ô nhiễm về môi trường gây ra những bức xúc, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, vì vậy chúng ta phải kiểm điểm xem là Chúng ta có tuân thủ các chương trình Nghị sự, cũng như các chương trình hành động của tổ chức y tế thế giới đưa ra hay không. Chúng ta có thể xem xét cách để quản lý các công trình xây dựng sử dụng các công nghệ không thân thiện môi trường, và tất cả các công nghệ đó đều liên quan đến sự thách thức, những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng khi chúng ta sử dụng quá nhiều nhựa hoặc đổ các chất thải nhựa xuống môi trường. Có thể bây giờ chúng ta chưa nhận thức được nhưng "Nó" sẽ có những tác động rất lớn trong tương lai cho 15 - 20 năm nữa.

Những bài học về môi trường của các nước láng giềng như Trung Quốc, Indonesia cho thấy : Tại khu vực Đông Nam Á thì 50% số lượng chất thải nhựa được đổ ra đại dương, tôi nghĩ rằng những hành động này nghe thì rất có vẻ đơn giản và dễ dàng nhưng chúng ta cần phải quyết tâm để thực hiện nó, cam kết theo đuổi những mục tiêu cũng như những hành động cụ thể này trong thời gian rất dài. Chúng ta không nên sử dụng nhiên liệu các bon, sản phẩm từ nhựa cũng như những sản phẩm hóa thạch.

Sau 3 vòng "7 Ngày thách thức" thì chúng ta sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm mà chúng ta đã thực hiện với bạn bè chúng ta và người thân của chúng ta để làm sao nhân rộng mô hình này cũng như chiến dịch này trên một quy mô rộng lớn hơn với mục tiêu "Để có cuộc sống bền vững hơn".


Phát động chiến dịch
Ông Pereric Hogberg chia sẻ với các em học sinh và thành viên Mạng lưới “Thế hệ xanh”


Đối với Thụy Điển, trước đây chúng tôi cũng gặp những vấn đề tương tự về mặt môi trường rất nghiêm trọng cũng giống như ở Việt Nam bây giờ, tất nhiên là những việc đó xảy ra cách đây hơn 100 năm từ Thế kỷ 19 và chúng tôi cũng đã phải đối mặt xử lý vấn đề này.

Trên thực tế khi chúng tôi giải quyết những vấn đề này thì không chỉ liên quan đến chính sách của Chính phủ hay phụ thuộc thể chế của Chính phủ mà nó được giải quyết bằng sự thay đổi từ mỗi một người dân. Thời điểm đó mỗi người dân Thụy Điển đều nhận thức được vấn đề là "Chúng ta đang gặp vấn đề về môi trường rất lớn và bản thân mỗi người dânThụy Điển cần phải có hành động cụ thể để thay đổi thực tế này".

Tác động của báo chí, truyền thông rất quan trọng, tất cả những vấn đề về môi trường khi xảy ra đều được thảo luận rất rộng rãi ở trên báo cũng như tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, như vậy thì thông tin sẽ được đưa đến đầy đủ đối với mọi người dân thông qua báo chí, trên đài phát thanh, trên vô tuyến truyền hình... Vấn đề then chốt ở đây là người dân được tiếp cận với thông tin, khi người dân đã được tiếp cận với tất cả các thông tin đầy đủ về vấn đề môi trường thì họ sẽ giúp cho Chính phủ thay đổi những chính sách của mình và bản thân người dân cũng sẽ có ý thức thay đổi trong cách suy nghĩ, hành động của mình..

Sau ba tuần thực hiện ba lần chiến dịch "7 ngày thách thức" sẽ có tổng kết đánh giá, sau đó lại phát động tiếp nối, Mạng lưới “Thế hệ xanh” sẽ tiếp tục huy động nhân rộng ra các nhóm thanh thiếu niên, sinh viên và các tầng lớp xã hội.


Tin liên quan

Đọc thêm

Thời tiết ngày 19/5: Bắc Bộ rải rác có mưa dông Môi trường

Thời tiết ngày 19/5: Bắc Bộ rải rác có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/5, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
"Chuyến tàu" sẻ chia hơi ấm tình thương Muôn mặt cuộc sống

"Chuyến tàu" sẻ chia hơi ấm tình thương

TTTĐ - "Chuyến tàu hơi ấm số 5" do Câu lạc bộ thiện nguyện PurpleTeam phối hợp thực hiện đã khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho các em nhỏ và gia đình khó khăn ở Quảng Trị.
Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế Muôn mặt cuộc sống

Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn ở Đại Nội Huế

TTTĐ - Thời gian khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế từ ngày 15/5 đến 15/7/2024.
Cầu Đakrông xuất hiện vết nứt, kiểm soát xe tải trọng nặng qua cầu Muôn mặt cuộc sống

Cầu Đakrông xuất hiện vết nứt, kiểm soát xe tải trọng nặng qua cầu

TTTĐ - Cầu treo Đakrông (tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tỉnh Quảng Trị) nối Quốc lộ 9 với các nước Lào, Thái Lan đang gặp sự cố nguy hiểm. Hiện, cơ quan chức năng đã gắn biển cảnh báo phương tiện về tốc độ, giữ khoảng cách… khi qua cầu.
Tuyên dương 100 “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" Muôn mặt cuộc sống

Tuyên dương 100 “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024"

TTTĐ - Tối 17/5, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Herbalife Việt Nam ra mắt ba trung tâm Casa Herbalife mới Muôn mặt cuộc sống

Herbalife Việt Nam ra mắt ba trung tâm Casa Herbalife mới

TTTĐ - Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Thầy giáo khuyết tật tạo việc làm cho những người đồng cảnh Muôn mặt cuộc sống

Thầy giáo khuyết tật tạo việc làm cho những người đồng cảnh

TTTĐ - Trở thành người khuyết tật sau cơn sốt bại liệt năm 6 tuổi, Vũ Phong Kỳ (sinh năm 1991, Nam Định) đã nỗ lực vươn lên. Không chỉ có công việc ổn định, tự nuôi sống bản thân, anh còn tạo việc làm bền vững cho những người có hoàn cảnh giống mình.
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt? Môi trường

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

TTTĐ - Sáng 17/5, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí Môi trường và Cuộc sống với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo” Đô thị

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”

TTTĐ - Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.
Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn Môi trường

Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập đề án xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó nêu rõ mối liên hệ của Hà Nội với 10 tỉnh, TP trong vùng về phát thải phương tiện giao thông, bụi mịn PM 0,25.
Xem thêm