Phạt tiền đến 25 triệu đồng với hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ của người lao động có thể bị phạt 25 triệu đồng theo Nghị định 28 (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Bảo hiểm thất nghiệp: Chính sách an sinh hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
Thời gian được hưởng chế độ sau khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Hơn 50 tỷ đồng chăm lo cho công nhân, lao động dịp Tết Nguyên đán 2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Người lao động phải được bao phủ bởi “lưới an sinh”
Theo Nghị định mới, đối với những vi phạm trong tuyển dụng, quản lý lao động, cơ quan có thẩm quyền được phạt từ 5 - 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo...
Ngoài ra, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng khi có một trong các hành vi, như: Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động; Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định với phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội ( LĐ-TB&XH) hoặc Sở LĐ-TB&XH (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Người sử dụng lao động không báo cáo tình hình thay đổi về lao động với phòng LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về giao kết hợp đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 2 - 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động...
Mức phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng áp dụng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.