Tag

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

Công nghệ số 19/04/2025 09:16
aa
TTTĐ - Những chia sẻ và phân tích từ đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương và nhà nghiên cứu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định rằng, công nghệ số không thể phát triển bền vững nếu thiếu một nền tảng chính sách hợp lý, nhất quán và có tầm nhìn dài hạn.
Hà Nội xác định mục tiêu dài hạn trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, phát triển công nghệ số Hà Nội thể hiện vai trò đầu tàu trong phát triển công nghệ số

Ngày 18/4, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp cùng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (CELG) - Đại học Kinh tế TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình”.

Hội thảo thu hút hơn 200 bài tham luận từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước; trong đó hơn 60 bài đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số - Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, kiến tạo và thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng.

Cần thiết kế khung khổ pháp lý theo hướng linh hoạt

Tại phiên toàn thể đại diện Văn phòng Chính phủ, bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, khẳng định nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ các rào cản thể chế thông qua Nghị định 88/2025/NĐ-CP, mới được ban hành nhằm hướng dẫn triển khai Nghị quyết 193 của Quốc hội.

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn
Bà Phạm Thúy Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật chia sẻ tại hội thảo

Theo bà Hạnh, nhà nước cần thiết kế khung khổ pháp lý theo hướng linh hoạt, thử nghiệm có kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh và phức tạp như hiện nay. Việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực tư nhân, đặc biệt là trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ, cũng là định hướng được Chính phủ chú trọng trong giai đoạn tới.

Trong báo cáo phân tích hệ sinh thái AI tại Việt Nam và đề xuất khung chính sách phát triển và quản trị rủi ro, bà Nguyễn Lan Phương, đại diện IPS cho biết, hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam gồm 5 trụ cột chính: Hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, tài chính, thị trường và chính sách.

“Mặc dù Việt Nam có lợi thế về lực lượng kỹ sư công nghệ, thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và hệ sinh thái khởi nghiệp khá sôi động nhưng vẫn tồn tại khoảng cách lớn về hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, mô hình AI, dữ liệu, các quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành liên quan”, đại diện IPS chia sẻ thông tin trong báo cáo tại hội thảo.

Đại diện IPS cũng đã đưa ra 10 khuyến nghị hoàn thiện các quy định về dữ liệu, thu hút nhân lực chất lượng cao thông qua các tài trợ nghiên cứu lớn và chấp nhận rủi ro đầu tư, cơ chế định giá cho sản phẩm, dịch vụ AI sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Tái định hình quá trình “hiến pháp hóa” để thích ứng với sự thay đổi

Mang đến góc nhìn học thuật sâu sắc, PGS.TS Đỗ Minh Khôi, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế TP HCM phân tích về “Chủ nghĩa hiến pháp trong kỷ nguyên số”.

Theo PGS.TS Đỗ Minh Khôi, chủ nghĩa hiến pháp hiện đại không chỉ là nền tảng của thiết kế thể chế dân chủ mà còn là hệ tư tưởng nhằm giới hạn quyền lực và bảo vệ các quyền cơ bản. Tuy nhiên, trong bối cảnh phụ thuộc và kiểm soát số, các nguyên lý của chủ nghĩa hiến pháp đang đối mặt với thách thức chưa từng có, đặc biệt là từ quyền lực tư nhân đến từ các tập đoàn công nghệ toàn cầu.

“Cần tái định hình quá trình “hiến pháp hóa” để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Điều này bao gồm việc xem xét lại cơ chế phân quyền giữa công và tư, thiết lập các tiêu chuẩn mới về trách nhiệm giải trình trong môi trường số và tăng cường cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng”, PGS.TS Đỗ Minh Khôi phát biểu tại hội thảo.

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn
Hội thảo thu hút hơn 200 bài tham luận từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia trên cả nước

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện IPS thì cho rằng trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, những tham luận chất lượng tại hội thảo thường niên lần thứ ba này sẽ giúp định hình chính sách và đóng góp vào một trật tự công nghệ tiến bộ, công bằng và có nền tảng tri thức vững chắc giống như những kết quả của 2 năm trước đó.

"Năm đầu tiên, một trong những khuyến nghị quan trọng tại hội thảo là Việt Nam cần phải có một luật chính thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đến nay, Bộ Công an đã dự thảo xong Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự kiến trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9 diễn ra tháng 5 năm nay.

Năm thứ hai, hội thảo tập trung bàn các vấn đề về AI, về tài sản số. Sắp tới, chế định về tài sản số sẽ lần đầu tiên được chính thức hóa. Điều đó cho thấy, những điều chúng ta đã thảo luận có sự lan tỏa và tiếp cận rất lớn đến công chúng, doanh nghiệp và những người làm chính sách", ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ.

GS.TS Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, kỳ vọng hội thảo sẽ góp phần làm rõ vai trò kiến tạo của pháp luật và chính sách trong việc thúc đẩy công nghệ số phát triển theo hướng bền vững, sáng tạo và có trách nhiệm, từ đó chung tay xây dựng một tương lai số tiến bộ, bao trùm và nhân văn.

Hội thảo đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, kiến tạo và thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng.

Hội thảo lần này không chỉ là một hoạt động học thuật mà còn là minh chứng rõ nét cho nhu cầu đối thoại chính sách dựa trên khoa học và thực tiễn, từ đó đóng góp thiết thực vào quá trình hoạch định luật pháp, thể chế và chiến lược phát triển quốc gia trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo vì con người.

Trí Nhân

Đọc thêm

Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân Công nghệ số

Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân

TTTĐ - Các Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, Kỳ họp HĐND và Hội nghị thành viên UBND xã Hồng Vân (Hà Nội) diễn ra sáng nay đều nhanh, gọn nhờ ứng dụng chuyển đổi số.
Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp Công nghệ số

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh không được để gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trước và sau thời điểm tổ chức lại bộ máy.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ Công nghệ số

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

TTTĐ - Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả Tiêu điểm

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học Công nghệ số

Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đang tích cực chuyển mình từ tư duy đến những giải pháp cụ thể trong từng hành động chiến lược.
Thông tấn xã Việt Nam ra mắt chuyên trang thông tin đa phương tiện Công nghệ số

Thông tấn xã Việt Nam ra mắt chuyên trang thông tin đa phương tiện

TTTĐ - Thông tấn xã Việt Nam vừa ra mắt chuyên trang thông tin đa phương tiện nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam tại địa chỉ vietnammedia.vnanet.vn.
Đào tạo báo chí: Đổi mới để không “hụt hơi” trong kỷ nguyên số Chuyển đổi số

Đào tạo báo chí: Đổi mới để không “hụt hơi” trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh các cơ quan báo chí không ngừng nỗ lực thích nghi và làm chủ quá trình chuyển đổi số, các cơ sở đào tạo báo chí cũng đang chủ động đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy. Mục tiêu là đào tạo thế hệ những người làm báo chí trẻ chính quy, bài bản và đa kỹ năng, đáp ứng yêu cầu của nền báo chí hiện đại.
Động lực thúc đẩy nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp và hiện đại Công nghệ số

Động lực thúc đẩy nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp và hiện đại

TTTĐ - Trong dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cách mạng số, chuyển đổi số không còn là xu thế mà là yêu cầu sống còn đối với mỗi cơ quan báo chí. Trước yêu cầu mới của thời đại số, báo chí không chỉ là “cầu nối” thông tin mà còn là lực lượng tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, đưa thông tin đến công chúng nhanh chóng, chính xác, đa chiều trên nhiều nền tảng. Điều đó thể hiện bản lĩnh, sáng tạo và tinh thần cách mạng của những người làm báo trong thời đại mới.
Báo chí TP Hồ Chí Minh trong “cuộc đua” chuyển đổi số Nhịp sống phương Nam

Báo chí TP Hồ Chí Minh trong “cuộc đua” chuyển đổi số

TTTĐ - Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của hoạt động báo chí trong giai đoạn hiện nay. Trong dòng chảy ấy, báo chí TP Hồ Chí Minh luôn là một trong những trung tâm năng động, tiên phong. Đặc biệt, thời gian qua đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của các cơ quan báo chí thành phố mang tên Bác trên hành trình chuyển đổi số, định hình lại cách thức làm báo, tiếp cận độc giả và khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới đô thị thông minh Công nghệ số

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới đô thị thông minh

TTTĐ - Trong dòng chảy chuyển đổi số mạnh mẽ của cả nước, Long An nổi lên như một trong những địa phương năng động, có bước đi bài bản và thực chất. Không đơn thuần chạy theo trào lưu công nghệ, tỉnh đã lựa chọn hướng tiếp cận “chuyển đổi số gắn liền với chuyển đổi tư duy quản trị”, đặt nền móng cho một mô hình chính quyền điện tử hiện đại, hướng tới mục tiêu dài hạn: Xây dựng đô thị thông minh lấy người dân làm trung tâm, dữ liệu làm tài nguyên chiến lược và công nghệ làm động lực phát triển.
Xem thêm