Tag

Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng sức hút cho du lịch

Doanh nghiệp 24/01/2023 10:30
aa
TTTĐ - Là vùng kinh tế rộng lớn cùng với thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế biển, Đồng bằng sông Cửu Long còn là một trong những vùng trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.
“Vùng đất Chín Rồng” biến thách thức thành cơ hội Cà Mau đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trao giải cuộc thi khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 Tiền Giang chuẩn bị kiểm soát nguồn nước bên sông Vàm Cỏ Tây

Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã xác định, phát triển du lịch đồng bằng trở thành thương hiệu quốc tế về du lịch nông nghiệp-nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển. Vì vậy, tăng cường thu hút đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ sẽ góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, tạo sức bật mới cho toàn vùng.

Hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được quan tâm đầu tư
Hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được quan tâm đầu tư

Tăng cường xúc tiến, mời gọi đầu tư

Đề cập về thế mạnh đầu tư phát phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ khẳng định cụm ngành du lịch của vùng rất giàu tiềm năng nhờ những thế mạnh tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, đa dạng sông núi, rừng biển, đa dạng thảm động, thực vật, nền văn hóa phong phú, khí hậu ôn hòa và vị trí địa lý thuận tiện.

Từ góc độ cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho hay trong giai đoạn 2021-2025, một trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của Đồng Tháp là phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với các ngành nghề truyền thống và đặc sản của địa phương, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Tỉnh đã ban hành danh mục gồm 13 dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch từ nay đến năm 2025.

Có những dự án như: Khu nghỉ dưỡng ven sông Tiền (phường 6, thành phố Cao Lãnh), quy mô 38,13ha, hình thành khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức hội nghị, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo điểm nhấn cửa ngõ vào thành phố Cao Lãnh; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái bãi bồi Tân Thuận Đông cồn Tân Phát (xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh) khoảng 21ha với mục tiêu hình thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trọng điểm, kết nối vào các tuyến du lịch chung của tỉnh, phát triển du lịch, thương mại dịch vụ địa phương.

Hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được quan tâm đầu tư
Hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng được quan tâm đầu tư

Hoặc dự án Khu đô thị dịch vụ du lịch vui chơi giải trí Tân Lợi (xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc) quy mô 66ha nhằm hình thành khu du lịch, vui chơi giải trí kết hợp nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao về hoa kiểng...

Tương tự, Long An - địa phương cửa ngõ đồng bằng châu thổ, có hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười và con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây hữu tình, đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở hướng đi mới cho du lịch ở địa phương trong giai đoạn 2021-2025.

Tại Tuần Văn hóa - Du lịch Long An lần đầu tiên được tổ chức dịp cuối năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được thông tin địa phương tập trung thực hiện các dự án đầu tư, phát triển mạnh 3 mô hình du lịch.

Đó là phát triển làng nghề trồng mai Tân Tây (huyện Thạnh Hóa) gắn với du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp gắn với phát triển cây chanh ở huyện Bến Lức, phát triển Khu du lịch sinh thái kết hợp chữa bệnh vùng Đồng Tháp Mười tại huyện Mộc Hóa.

Á hậu Thủy Tiên quảng bá du lịch Đồng Tháp
Á hậu Thủy Tiên quảng bá du lịch Đồng Tháp

Ủy ban Nhân dân tỉnh đồng hành, phối hợp với chuyên gia, doanh nghiệp, hỗ trợ địa phương áp dụng mô hình, sớm xây dựng một đề án bài bản về các sản phẩm du lịch cần thực hiện.

Hậu Giang, địa phương ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, cũng đang tăng cường quảng bá tiềm năng, thu hút đầu tư vào du lịch. Tỉnh đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành một trong 4 trụ cột kinh tế của địa phương.

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang, tỉnh kêu gọi đầu tư 76 dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Trong số đó có những dự án du lịch tiêu biểu như: Khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp), khu du lịch Hồ Sen (thành phố Vị Thanh), khu du lịch Căn cứ Thị ủy Vị Thanh, du lịch cộng đồng vùng quýt đường Long Trị (thị xã Long Mỹ), làng du lịch sinh thái-văn hóa Tầm Vu (huyện Châu Thành A).

Một khu nghỉ dưỡng ở Cái Bè, Tiền Giang
Một khu nghỉ dưỡng ở Cái Bè, Tiền Giang

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Theo đại diện nhiều địa phương, một trong những yếu tố căn bản để tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có đầu tư phát triển du lịch, là phải đầu tư mạnh cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư cũng như đón các dòng du khách.

Vì vậy, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt đề cập rõ đến việc phát triển hạ tầng giao thông, được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển, tăng lợi thế mang tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng.

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đa phương thức, kết nối liên vùng và quốc tế; chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, tại vùng này đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Song song với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, để tạo lợi thế cạnh tranh, tăng sức hút đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có du lịch, nhiều địa phương nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành, mang lại thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Làng hoa Sa Đéc, địa điểm du lịch hấp dẫn ở Đồng Tháp
Làng hoa Sa Đéc, địa điểm du lịch hấp dẫn ở Đồng Tháp

Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, chỉ số năng lực cạnh trang cấp tỉnh năm 2021 của tỉnh xếp thứ 3 cả nước, nối dài kết quả 14 năm liên tục Đồng Tháp ở nhóm 5 và năm thứ 8 liên tục nằm trong nhóm 3 tỉnh, thành có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước. Điều này khẳng định lợi thế cạnh tranh rõ rệt trong thu hút đầu tư của tỉnh.

Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp yêu cầu từng sở, ngành, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư so với quy định.

Các đơn vị rà soát, đề xuất các giải pháp, quy trình nhằm duy trì, rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, xây dựng cổng thông tin dữ liệu đất đai trên nền bản đồ số, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai, công khai bảng giá đất; cập nhật, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giới thiệu, thu hút đầu tư.

Khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang)
Khu du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang)

Với tỉnh Hậu Giang, theo Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, tỉnh cam kết đồng hành và chia sẻ với doanh nghiệp đến đầu tư theo phương châm “2 nhanh và 3 tốt". Đó là nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh về thủ tục đầu tư và cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt.

Đặt mục tiêu sẽ nằm trong tốp 3 các địa phương có môi trường kinh doanh tốt nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang định hướng phát triển, thu hút đầu tư, gia tăng lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2021-2030 với quan điểm phát triển “nhất tâm, nhị tuyến, tam thành, tứ trụ và ngũ trọng tâm".

Trong số đó, tỉnh phát triển huyện Châu Thành thành trung tâm công nghiệp và đô thị, khai thác 2 tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh khu vực Nam sông Hậu, nâng tầm 3 đô thị là Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ.

Hậu Giang tập trung phát triển các lĩnh vực trụ cột gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, với các trọng tâm cần thực hiện là hoàn thiện thể chế chính sách, phát triển nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính-ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hoàn thiện hạ tầng, phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Đọc thêm

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá Doanh nghiệp

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá

TTTĐ - Vincom Retail vừa tiếp tục bổ sung vào “bộ sưu tập” giải thưởng 2 chứng nhận danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành bất động sản bán lẻ Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược Doanh nghiệp

Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược

Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung.
500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE Doanh nghiệp

500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE

TTTĐ - Từ đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã tiên phong triển khai xác thực khuôn mặt thành công cho 500.000 khách hàng qua ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE, nhằm giúp tăng cường bảo mật tài khoản và bảo vệ các giao dịch trực tuyến giá trị lớn.
Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank Doanh nghiệp

Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank

TTTĐ - Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an Doanh nghiệp

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

TTTĐ - Lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư vừa diễn ra tại Hà Nội.
Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam Doanh nghiệp

Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam

TTTĐ - Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% Doanh nghiệp

SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%

TTTĐ - HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Euisun Chung, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group và các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Xem thêm