Tag

“Vùng đất Chín Rồng” biến thách thức thành cơ hội

Phóng sự 20/06/2022 10:00
aa
TTTĐ - Là vựa lúa lớn nhất cả nước với hơn 54,5% diện tích, “Vùng đất Chín Rồng” - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng chiếm 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% sản lượng trái cây. Đồng thời, nơi đây cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo khi có đường bờ biển dài rất thích hợp cho phát triển điện gió, điện mặt trời ngoài khơi. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và vấn đề nước ngọt…
Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép Lối đi dành cho chuỗi cung ứng và vận chuyển để vượt qua thách thức toàn cầu trong năm 2022 Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhưng xuất hiện thách thức mới Thách thức đi tìm cái mới từ cơn khát du lịch

Trước những vấn đề cấp bách đang diễn ra, Đảng và Chính phủ cùng các địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương, quyết sách nhằm giúp ĐBSCL chuyển mình, thích nghi và phát triển bền vững.

Các dòng sông tại ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và tác động của con người
ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và tác động của con người

Phát huy tiềm năng sẵn có, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Mệnh danh là “Vùng đất Chín Rồng” - ĐBSCL với diện tích hơn 4 triệu ha và 20 triệu dân, bình quân đóng góp 20% GDP, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Đặc biệt, ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á; Là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp phù sa hằng năm, rất màu mỡ. Nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.

Với những lợi thế sẵn có về tự nhiên, ĐBSCL đã phát huy lợi thế vựa lúa số một cả nước khi đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo top đầu thế giới, trong đó có những loại gạo thơm ngon được quốc tế công nhận. Nơi đây cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư nông thôn của vùng…

Bên cạnh việc phát triển lúa gạo, ĐBSCL cũng chiếm 70% lượng thủy hải sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây của cả nước; Nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, logistics và năng lượng tái tạo…

ĐBSCL rất tiềm năng phát triển du lịch sông nước
ĐBSCL rất tiềm năng phát triển du lịch sông nước

Để phát huy những tiềm năng sẵn có của vùng, các tỉnh trong khu vực đã đưa ra nhiều kế hoạch, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội trước tình hình biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất xấu đến nơi đây.

Cụ thể, trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn 2045 và xa hơn nữa của Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng… hay một số tỉnh thành ĐBSCL khác đều xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền sản xuất nông nghiệp và nông thôn mới trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn.

Trong đó, một số tỉnh tùy đặc thù giữ vững ổn định và phát triển cây lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản phù hợp với định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với công nghệ cao trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên đất, nước, vùng biển; Phát huy lợi thế liên kết du lịch liên tỉnh, liên vùng; Tận dụng thế mạnh và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo…

Cáp treo tại Hòn Thơm, TP Phú Quốc, Kiên Giang
Cáp treo tại Hòn Thơm, TP Phú Quốc, Kiên Giang

Riêng định hướng phát triển của thủ phủ “Tây Đô”, theo UBND TP Cần Thơ cho biết, tháng 6/2022, thành phố đã có Tờ trình số 21-TTr/BCSÐ về nhiệm vụ quy hoạch tổng thể Ðồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu quan trọng là phấn đấu đến năm 2030, Cần Thơ sẽ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ÐBSCL; Là khu vực trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, có công nghiệp chế biến hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu; Là trung tâm khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; Là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao.

Về tầm nhìn xa đến năm 2050, Cần Thơ đặt mục tiêu sẽ có bước đột phá hơn và thuộc nhóm các thành phố phát triển của Châu Á…

5 - ĐBSCL đang chuyển mình, phát triển nhờ phát huy lợi thế và thích nghi với biến đổi khí hậu
ĐBSCL đang chuyển mình, phát triển nhờ phát huy lợi thế và thích nghi với biến đổi khí hậu

Biến thách thức thành cơ hội

Bên cạnh những lợi thế về nông nghiệp, thời gian qua, ĐBSCL luôn phải đối mặt với những khó khăn của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tình hình sản xuất của khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Nhận thấy được những nguy cơ trước mắt và dài hạn của biến đổi khí hậu, từ năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NĐ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Sau đó là Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 7/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp đến, ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo Chính phủ cùng các Bộ ngành, các tỉnh ĐBSCL cần chủ động triển khai các biện pháp cần thiết để có thể biến thách thức thành cơ hội đổi mới, thích nghi và phát triển kinh tế đa dạng hơn nữa trong tình hình mới.

3 - Hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đang hỗ trợ chống sâm nhập mặn hiệu quả tại ĐBSCL
Hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đang hỗ trợ chống sâm nhập mặn hiệu quả tại ĐBSCL

Trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đến nay các giải pháp đã phát huy hiệu quả. Nhiều công trình thủy lợi, hệ thống đê biển, đê sông ứng phó với mực nước biển dâng cao đã được xây dựng và đưa vào vận hành. Ngoài ra, trên địa bàn 12 tỉnh thành khu vực ĐBSCL còn có hàng trăm hệ thống cống, công trình chống hạn, ngăn mặn...

Ngoài việc xây dựng các công trình ngăn mặn, chứa ngọt, hàng năm các tỉnh thành ĐBSCL còn tăng cường nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến; Xây dựng kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan, khoanh vùng cụ thể các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp ứng phó phù hợp; Nỗ lực tìm cách sống chung bằng cách “thuận thiên” để thích ứng, như thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi và tạo ra được những mô hình kinh tế thành công...

Quyết sách giúp chủ động thích ứng

Không chỉ là vựa lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vùng ĐBSCL còn có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, quân sự. Và nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW, khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế ĐBSCL, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách định hướng chiến lược, trong đó có Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu…

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP, việc thích ứng với biến đổi khí hậu đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết 120/NQ-CP ra đời là quyết sách sống còn, đã xác định tầm nhìn dài hạn, yêu cầu thay đổi tư duy, kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển vùng.

Một góc TP Cần Thơ
Một góc TP Cần Thơ

Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu: “Sự ra đời Nghị quyết 120/NQ-CP là minh chứng cụ thể cho việc chuyển từ thế bị động sang chủ động để dễ thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động ứng phó với những biến động bất lợi từ bên ngoài, trong đó có cả dịch bệnh. Sự chủ động được thể hiện thông qua nhận thức, tư duy, đặc biệt là thông qua quy hoạch, kế hoạch và chiến lược để thích ứng”.

Quy hoạch, đầu tư đồng bộ

Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch nêu rõ sẽ tập trung phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa.

Cụ thể, đến năm 2030, ĐBSCL đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa; Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, kết nối giữa các khu và điểm du lịch trong vùng, liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát triển hệ thống cảng du lịch trên sông Tiền, sông Hậu và cảng du lịch tàu biển tại các tỉnh ven biển…

2 - Hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy đang được Chính phủ quan tâm sẽ tạo đà phát triển cho ĐBSCL
Hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy đang được Chính phủ quan tâm sẽ tạo đà phát triển cho ĐBSCL

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), giai đoạn 2021 - 2030, Bộ kiến nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư các dự án trong vùng ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong đó, nhóm dự án được Bộ GTVT quan tâm đặc biệt tại ĐBSCL là Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Cà Mau; Cao tốc An Hữu - TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) - cầu Vàm Cống - Rạch Giá (Kiên Giang); Cao tốc Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - cảng Trần Đề (Sóc Trăng); Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2; Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau)… Về hàng hải, Bộ đã bố trí 937 tỷ đồng năm 2022 để thực hiện Giai đoạn 2 dự án Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, nhằm phát huy hiệu quả đồng bộ các dự án.

Với hàng loạt chủ trương, chính sách được ban hành và đưa vào thực tiễn, ĐBSCL đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống người dân nông thôn được nâng cao, điều kiện sinh hoạt được cải thiện đáng kể. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL cũng trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt dự án lớn, tạo đà phát triển cho kinh tế - xã hội “Vùng đất Chín Rồng” chuyển mình, cất cánh.

Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan Trung ương xây dựng và tổ chức thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành; Gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; Giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới; Giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó với thiên tai và thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; Quy hoạch vùng đảm bảo hình thành được chuỗi giá trị ngành, sản phẩm vùng…

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm