Tag

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nông thôn mới 04/12/2022 12:00
aa
TTTĐ - Đồng bằng sông Cửu Long đã được thiên nhiên ưu đãi với những lợi thế tự nhiên vô cùng to lớn, là vựa nông thủy sản lớn nhất cả nước chiếm 95% sản lượng gạo, 54% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu, đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long: Nhà máy NSH Petro nỗ lực hoạt động cung cấp xăng dầu Hoa hậu Du lịch đồng bằng Sông Cửu Long 2022 hấp dẫn với giải thưởng hơn 2 tỷ đồng Cà Mau đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Ảnh hưởng của thiên tai đến các đô thị ven biển Việt Nam

Xuất khẩu nông sản thiếu tính bền vững, gặp nhiều rủi ro

Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước và có thể được xem là “vựa lúa” của Việt Nam. Vấn đề này vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng phản ánh tiềm năng, lợi thế của vùng trong sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua đóng góp khoảng 32% GDP toàn ngành nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia và đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nhưng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đóng góp nhiều nhất vào thặng dư thương mại của Việt Nam, năm 2020 chiếm 47,4% thặng dư thương mại cả nước; Năm 2021, xuất siêu khoảng 8 tỷ USD, trong khi cả nước xuất siêu khoảng 4 tỷ USD.

Tuy vậy, sự phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa thật sự bền chặt. Tăng trưởng kinh tế vùng đang chậm lại; Tỷ trọng xuất khẩu có xu hướng giảm; Hạ tầng giao thông vận tải chậm phát triển; Thiếu các trung tâm logistics lớn; Vấn đề biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… tác động ngày càng nặng nề đến người dân.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thời gian tới cần tăng cường thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Song song đó, thị trường hàng nông sản Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng chủ yếu xuất khẩu. Ngoài một số chủng loại nông sản qua chế biến, đa số vẫn xuất khẩu dạng tươi. Nhiều nông sản trái cây như thanh long, mít, sầu riêng... phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu tiểu ngạch do thủ tục dễ dàng, thuế suất thấp, không cần hóa đơn, chứng từ hay hợp đồng ngoại thương, chi phí vận chuyển thường cũng thấp hơn so với xuất khẩu chính ngạch.

Tuy nhiên, với hình thức xuất khẩu này, nông sản Việt Nam không những chịu nhiều rủi ro do khả năng bị ùn ứ, ách tắc tại các cửa khẩu mỗi khi đối tác ngừng thu mua hoặc thay đổi quy chuẩn nhập khẩu, mà còn dễ bị chèn ép giá trong quá trình giao dịch, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và thu nhập của bà con nông dân. Đồng thời, với việc kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân các nước ngày càng được nâng cao thì yêu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày một khắt khe.

Theo đó, các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam cũng bắt đầu tăng cường kiểm soát chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Tất cả những ràng buộc, khó khăn này tuy vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội, tạo động lực để thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có bước chuyển mạnh mẽ, thực chất, hướng đến một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, góp phần tạo điều kiện để bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập, trở nên khá giả trên chính mảnh đất đã gắn bó với họ bao đời nay.

Cần thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch

Để giải quyết bài toán đặt ra nêu trên, việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch là một trong những giải pháp khả thi, vừa góp phần ổn định thị trường đầu ra cho nông sản, vừa có thể tạo điều kiện để chuỗi giá trị hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo hướng bền vững.

Muốn đạt mục tiêu này, trước hết cần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của những tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp, thay đổi cách nghĩ từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, chúng ta cần quan tâm phát triển công nghiệp sản xuất giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đồng thời hướng đến tạo đột phá về giống cây trồng, vật nuôi; Chú trọng quy hoạch vùng trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; Đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng; Áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo sản phẩm đồng nhất, kiểm soát tốt chất lượng, truy xuất được nguồn gốc.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch là một trong những giải pháp khả thi, vừa góp phần ổn định thị trường đầu ra cho nông sản, vừa có thể tạo điều kiện để chuỗi giá trị hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo hướng bền vững

Quá trình thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp cần phải nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; Thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, đầu tư kho lạnh, đầu tư nhà máy chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, vừa nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.

Các địa phương cần quan tâm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; Tăng tốc đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở mới các tuyến giao thông theo quy hoạch, hướng đến hình thành mạng lưới giao thông kết nối rộng khắp giữa những vùng trồng với các kênh tiêu thụ như: Chợ đầu mối, kho, cảng, nhà máy chế biến…

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai đồng bộ các khuyến nghị nêu trên. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể được xem là yếu tố tiên quyết, dẫn dắt nền nông nghiệp vùng nói riêng và cả nước nói chung thay đổi theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bản thân doanh nghiệp sẽ phải chủ động tìm kiếm, phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, chủ động nghiên cứu thị trường, cập nhật các tiêu chuẩn, quy định của đối tác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình trên tự thân sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch, từ đó góp phần ổn định thị trường đầu ra cho nông sản, tạo điều kiện để chuỗi giá trị hàng hóa nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm