Tag

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Kinh tế 15/03/2025 15:00
aa
Sáng 15/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển bền vững Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân Thể chế là đột phá của đột phá, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Triển khai nhiệm vụ Trung ương giao, ngày 6/3/2025, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 526/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban; Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Thường trực; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là Phó Trưởng Ban phụ trách.

Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án; kết cấu Đề án; các nội dung chính của Đề án. Trong đó các đại biểu tập trung nêu bật vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi đất nước bước vào thời kỳ vươn mình phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng.

Ban Chỉ đạo đánh giá các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân; kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tư nhân và bài học kinh nghiệm; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó các chính sách phải đáp ứng yêu cầu: Trúng, đúng, đủ mạnh, mang tính đột phá; tính hành động cao hơn; cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao hơn... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó các chính sách phải đáp ứng yêu cầu: Trúng, đúng, đủ mạnh, mang tính đột phá; tính hành động cao hơn; cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao hơn... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Ban Chỉ đạo, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) và tiếp tục được khẳng định trong các Nghị quyết sau này. Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Khoá XII xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.

Ban Chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển, với khát vọng xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong bối cảnh đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Trong đó, Đề án phát triển kinh tế tư nhân phải khơi thông các điểm nghẽn, tháo gỡ rào cản thể chế; tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch để kích hoạt, huy động tối đa nguồn lực trong dân, khai thác tiềm năng, trí tuệ và tinh thần kinh doanh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Đặc biệt, phải đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững, là lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án; kết cấu Đề án; các nội dung chính của Đề án... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án; kết cấu Đề án; các nội dung chính của Đề án... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó các chính sách phải đáp ứng yêu cầu: Trúng, đúng, đủ mạnh, mang tính đột phá; tính hành động cao hơn; cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao hơn; đây cũng là tinh thần chung trong xây dựng các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật tới đây.

Nhấn mạnh đây là đề án hết sức quan trọng, nhưng cũng là đề án khó, với quan điểm xác định sản phẩm cuối cùng là Nghị quyết của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đánh giá các đại biểu cơ bản đồng tình với kết cấu của Đề án.

Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó Thủ tướng cho biết tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, với những đóng góp thể hiện qua các số liệu cụ thể như chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Các đại biểu tập trung nêu bật vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi đất nước bước vào thời kỳ vươn mình phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tập trung nêu bật vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi đất nước bước vào thời kỳ vươn mình phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về quan điểm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhiều tư tưởng chỉ đạo mới cần cập nhật.

Phó Thủ tướng nêu mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp; đồng thời lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Dự thảo Đề án đã đề xuất các nhóm chính sách, Phó Thủ tướng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…

Phó Thủ tướng lưu ý, các giải pháp phải táo bạo, mạnh mẽ, đột phá nhưng cần làm rõ hơn luận cứ, căn cứ pháp lý, căn thực tiễn, căn cứ chính trị, kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các giải pháp này, làm rõ các giải pháp được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và khi ban hành có tính khả thi cao không, có đi vào được cuộc sống, mang lại hiệu quả hay không.

Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, triển khai các công việc, nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng tốt nhất; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện đề án, trình cấp có thẩm quyền bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, triển khai các công việc, nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng tốt nhất; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện đề án, trình cấp có thẩm quyền bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lấy ví dụ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp trong triển khai các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, làm sao để Nghị quyết của Bộ Chính trị khi ban hành sẽ giúp tạo sự yên tâm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi, giúp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển lành mạnh, hiệu quả. Phó Thủ tướng so sánh, việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào".

Về các công việc tiếp theo, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, triển khai các công việc, nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng tốt nhất; tinh thần là vừa chạy vừa xếp hàng, vừa tổ chức các hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến các chủ thể liên quan, vừa nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, vừa hoàn thiện Đề án để lấy ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện đề án, trình cấp có thẩm quyền bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.

Theo VGP

Đọc thêm

Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản Kinh tế

Đà Nẵng là điểm đến đầu tư tin cậy cho đối tác Nhật Bản

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi khẳng định với môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi và cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, Đà Nẵng sẵn sàng trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các sáng kiến hợp tác từ các địa phương, đối tác Nhật Bản.
Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn Doanh nghiệp

Petrovietnam tạo đà cho chiến lược dài hạn

TTTĐ - Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Petrovietnam cần kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lấy tốc độ và thời gian làm thước đo triển khai kế hoạch năm và Chiến lược phát triển Tập đoàn đến 2030, xác định khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực đột phá.
Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá Nhịp sống phương Nam

Cà Mau khởi đầu hành trình mới với chuyển đổi số là đột phá

TTTĐ - Không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng, Hội nghị Tỉnh ủy Cà Mau lần thứ nhất nhấn mạnh yêu cầu phát triển phải thực chất, bền vững, đời sống người dân phải được cải thiện rõ ràng. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tiễn, vì dân và mang lại kết quả cụ thể.
Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam Lao động - Việc làm

Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam

TTTĐ - Kinh tế nền tảng (gig economy) là một hình thái kinh tế mới nổi, phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số trung gian.
Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc" Kinh tế

Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc"

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Xem thêm