Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Thể chế là đột phá của đột phá, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất

Kinh tế 13/03/2025 14:30
aa
Sáng 13/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế-xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chủ trì phiên họp thứ tư của Tiểu ban.
Thể chế đầy đủ, kịp thời để đột phá đổi mới sáng tạo Tiên phong thay đổi nhận thức, kiến tạo thể chế trong chuyển đổi số Chính phủ cần tập trung tối đa nguồn lực vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật Thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp thứ tư của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các địa phương là thành viên Tiểu ban; Thường trực Tổ biên tập của Tiểu ban.

Tại phiên họp, Tiểu ban tập trung thảo luận về các nội dung chủ yếu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội từ sau Hội nghị Trung ương 10.

Dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội đã được Hội nghị Trung ương 10 tháng 9/2024 cho ý kiến. Gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 cuộc họp với Thường trực Tiểu ban (cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban ngày 27/2/2025 và cuộc họp riêng với Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội ngày 6/3/2025) cho ý kiến định hướng hoàn thiện dự thảo Báo cáo.

Từ Hội nghị Trung ương 10 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận quan trọng như Nghị quyết 57-NQ/TW, Kết luận 123-KL/TW, Kết luận 127-KL/TW…

Ngày 11/3/2025, Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội đã họp để đánh giá, xem xét các hoạt động của Tiểu ban và dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội.

Tiếp thu ý kiến Trung ương (tại Hội nghị Trung ương 10 và Hội nghị Trung ương tháng 1/2025); chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại các cuộc họp; bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; kết luận của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban ngày 11/3/2025, Tổ Biên tập Tiểu ban đã bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban nhấn mạnh, thời gian qua, Tiểu Ban đã dành thời gian, công sức hoàn thiện các bước Dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội và trình các cấp xin ý kiến.

Thủ tướng cho biết, so với dự thảo Báo cáo trước Hội nghị Trung ương 10, nhiều nội dung đã được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung như kết quả phát triển kinh tế-xã hội, các số liệu cụ thể, chính xác hơn; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng khác hơn, với mục tiêu 8% trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Tiểu ban thảo luận đánh giá đúng tình hình, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu quả cao, đặc biệt là thực hiện đạt 2 mục tiêu 100 năm; hình thức thể hiện phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tính chiến đấu và tính cách mạng mạnh mẽ hơn

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Thường trực Tổ Biên tập ghi chép đầy đủ, tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội, trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương thời gian tới.

Theo Thủ tướng, phải chú ý hai đặc điểm lớn là tình hình thế giới diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều vấn đề mới, khó lường, tác động rất sâu rộng, trong nước có nhiều thay đổi với những tiến triển mới.

Thủ tướng nhấn mạnh tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận trong tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-xã hội: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; tính chiến đấu và tính cách mạng mạnh mẽ hơn; tính khả thi, tính thực tiễn và tính hiệu quả cao hơn; nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, vượt qua giới hạn thực tiễn và vượt qua giới hạn của chính mình; Báo cáo Kinh tế-xã hội phải liên thông với Báo cáo Chính trị và các văn kiện khác, cụ thể hóa tư tưởng lớn của Báo cáo Chính trị; tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự thảo Báo cáo cần phản ánh đúng thực trạng, không tô hồng, không bôi đen trên cơ sở số liệu thống kê; đồng thời chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt. Phải bảo đảm tính khả thi để thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, hướng tới mục tiêu 100 năm thành lập nước.

Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính súc tích, ngắn gọn, ở tầm chiến lược của văn kiện đại hội; có các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể.

Cho ý kiến về phần mở đầu của dự thảo Báo cáo, Thủ tướng nêu rõ đánh giá bối cảnh, tình hình cần ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề nổi lên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta (như đại dịch COVID-19 với hậu quả kéo dài; xung đột làm đứt gãy cục bộ chuỗi cung ứng; lạm phát thế giới ở mức cao; kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu giảm và phục hồi chậm, thiếu vững chắc…).

Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều quyết sách có tính chất "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phần kết quả đạt được trong dự thảo cần rà soát, cập nhật số liệu; nghiên cứu bổ sung nội dung đánh giá các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân (về mức độ đóng góp trong GDP, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm…); tiếp tục cập nhật kết quả trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Phần tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, cần chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, cản trở sự phát triển, nhất là về thể chế còn chồng chéo, thủ tục hành chính còn rườm rà, tư duy xây dựng pháp luật còn bó hẹp, nặng về quản lý, nhất là những rủi ro, vi phạm, chưa thực sự ưu tiên cho kiến tạo phát triển, giải phóng sức sản xuất.

Phần bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm.

Theo đó, triển khai chủ động, quyết liệt, hiệu quả, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề mới, vấn đề khó, những vấn đề đột xuất, bất ngờ.

Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Nhân dân làm nên lịch sử; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán.

Nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện theo tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm. Phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nhưng phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, giữa Quốc hội và Chính phủ.

Phần bối cảnh, tình hình thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần nhấn mạnh những yếu tố lớn, tác động mạnh đến kinh tế-xã hội nước ta, nhất là tác động đến các động lực tăng trưởng.

Xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư

Về phần nhiệm vụ, giải pháp trong dự thảo Báo cáo, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung, đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực); trong đó tập trung cải cách thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" và là "đột phá của đột phá".

Về thể chế, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của các cấp, quản lý theo hiệu quả, mục tiêu; mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong huy động nguồn lực; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, thể chế phải phát huy, giải phóng mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, đặc biệt là phát huy nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, quá trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật cần nêu rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm thủ tục, những nội dung phân cấp, phân quyền, những nội dung đề xuất.

Về hạ tầng, Trung ương xây dựng hạ tầng chiến lược, hạ tầng quốc gia, liên vùng; với các hạ tầng còn lại thì phát huy tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Về nhân lực, tập trung phát triển nguồn nhân chất lượng cao, có cơ chế thu hút nguồn nhân lực, giữ chân người tài bằng chính sách thu nhập, nhà ở, chính sách visa thu hút các nhà khoa học, chuyên gia giỏi, tỷ phú, người nổi tiếng…; tạo môi trường làm việc tốt, bảo đảm liên thông trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt chú ý nghiên cứu cơ bản, gắn kết giữa khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn.

Phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm từ 3%-5% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ. Quản trị phải thông minh, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong lãnh đạo, quản lý và điều hành của Đảng, Nhà nước, trợ lý ảo cho công dân.

Môi trường đầu tư kinh doanh phải thực sự thông thoáng; đặc biệt là xây dựng một cửa quốc gia về xúc tiến và thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để nhà đầu tư chỉ cần làm việc tại một cửa này, không phải đến nhiều cửa, đến từng bộ, ngành, cơ quan như hiện nay.

Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động tối đa nguồn lực trong dân, nguồn lực doanh nghiệp bằng các mô hình cụ thể, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh dàn trải và bệnh hình thức, mang lại hiệu quả cân đong đo đếm được.

Về hợp tác công tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa mô hình lãnh đạo công, quản trị tư như với các khu công nghiệp đang làm, điển hình như các khu VSIP…; đầu tư công, quản lý tư như với các nhà khách, nhà thi đấu, công viên, sân vận động…; đầu tư tư, sử dụng công như cơ quan nhà nước thuê trụ sở do tư nhân xây dựng…; phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân; đồng thời phân tích rõ vai trò, vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp mới; ươm tạo, phát triển nhân tài trong các lĩnh vực và doanh nghiệp tiềm năng; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và nâng cao chất lượng, nâng tầm doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trong khu vực, thế giới.

Bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội; chú trọng đầu tư cho nguồn lực con người, cho giáo dục-đào tạo, y tế, triển khai các chương trình mục tiêu về y tế và giáo dục, mọi người dân được tiếp cận bình đẳng về y tế và giáo dục. Quan tâm chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh, bảo vệ tính mạng người dân. Tạo cơ chế thúc đẩy học tập suốt đời. Phát huy tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; đẩy mạnh tự chủ của các trường đại học; thành lập các đại học thuộc các bệnh viện lớn. Chú ý hạ tầng cho vùng sâu, xa, vùng biên giới, hải đảo, nhất là hạ tầng điện, hạ tầng số.

Phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới và quốc tế hóa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ môi trường sáng xanh sạch đẹp; xử lý ô nhiễm không khí, làm sạch các dòng sông tại Hà Nội, TP HCM và các địa phương khác.

Đọc thêm

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông Doanh nghiệp

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông

TTTĐ - Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 - 30/4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Trong chuỗi hoạt động đó, Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP Hồ Chí Minh, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động Kinh tế

Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động

TTTĐ - Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cùng các cấp công đoàn đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để ôn lại chặng đường hào hùng, đấu tranh vì độc lâp - tự do - hạnh phúc và phấn đấu xây dựng, kiến thiết đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trên hành trình ấy, không ít doanh nghiệp đã đồng hành mở ra chương mới cho sự phát triển đầy tự hào và vinh quang của dân tộc. Trong đó, SABECO, chính là một thương hiệu mạnh gắn bó với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam như một phần máu thịt.
Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4 Thị trường - Tài chính

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hòa cùng không khí hân hoan cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá khuyến mại lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng, giúp người tiêu dùng yên tâm mua sắm mà không phải băn khoăn về giá.
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025 Kinh tế

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

TTTĐ - Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng, khẳng định năng lực quản trị và khả năng thích ứng với biến động thị trường của một trong những doanh nghiệp đầu tàu ngành lọc hóa dầu Việt Nam.
Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán Kinh tế

Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán

Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero Nhịp sống phương Nam

PVCFC: Đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero

TTTĐ - PVCFC ra mắt báo cáo phát triển bền vững 2024 đây được đánh giá là bước tiến đột phá trong chuẩn mực quốc tế và mục tiêu Net Zero.
Bình Điền ra mắt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới Nhịp sống phương Nam

Bình Điền ra mắt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới

TTTĐ - Ngày 29/4, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại Đại hội đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số Thị trường - Tài chính

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

TTTĐ - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) và UBND tỉnh Thái Nguyên - Sở Công thương phối hợp cùng TikTok Shop tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử Go Online Thái Nguyên từ ngày 25 đến 29 tháng 4 năm 2025, hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số.
MobiFone huy động hàng nghìn nhân sự, đảm bảo mạng lưới phục vụ đại lễ 30/4 Doanh nghiệp

MobiFone huy động hàng nghìn nhân sự, đảm bảo mạng lưới phục vụ đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia công nghệ dày dạn kinh nghiệm, MobiFone triển khai hàng nghìn trạm 5G mới, tối ưu vận hành bằng công nghệ cao, sẵn sàng phục vụ nhu cầu liên lạc tăng cao của khách hàng.
Xem thêm