Tag

Phụ huynh bất cẩn khiến trẻ uống nhầm axít, thuốc sâu...

BHXH & Đời sống 08/04/2016 06:05
aa
Liên tiếp từ đầu tháng 6 đến nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc nhập viện do uống nhầm các loại hóa chất tẩy rửa, xăng, dầu luyn, axit, thuốc diệt côn trùng (chuột, gián, mối, muỗi...). Điều đáng nói, chính do sự bất cẩn, lơ là của người lớn đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch như suy hô hấp, hôn mê sâu, thậm chí đã có trẻ tử vong.

Phụ huynh bất cẩn khiến trẻ uống nhầm axít, thuốc sâu...

Liên tiếp từ đầu tháng 6 đến nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc nhập viện do uống nhầm các loại hóa chất tẩy rửa, xăng, dầu luyn, axit, thuốc diệt côn trùng (chuột, gián, mối, muỗi...). Điều đáng nói, chính do sự bất cẩn, lơ là của người lớn đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch như suy hô hấp, hôn mê sâu, thậm chí đã có trẻ tử vong.

Hàng loạt các vụ tai nạn đáng tiếc

Các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong tuần vừa qua đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Hồ T.A, (8 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) trong tình trạng nôn nhiều, đau bụng, mệt lả người vì ngộ độc thuốc diệt mối. Anh Nguyễn Ngọc Sơn, bố bé T.A cho biết: Do cháu bị ho khan kéo dài nên gia đình mua thuốc ho để điều trị cho bé. Tuy nhiên, do sơ xuất ông nội bé (72 tuổi) đã lấy nhầm lọ thuốc diệt mối cho cháu uống. Khi uống T.A phát hiện thấy thuốc đắng và không thở được. Ngay sau khi phát hiện có sự nhầm lẫn gia đình đã đưa cháu đến cấp cứu tại Bệnh viện Vinmec, rồi tiếp tục chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, xử lí cho cháu T.A như một ca ngộ độc thuốc độc phospho hữu cơ.

Ngộ độc hóa chất do nhầm lẫn với các loại đồ uống giải khát, thuốc uống chữa bệnh như trường hợp bé T.A không phải hiếm gặp. Mới đây, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng điều trị cho cả gia đình gồm 2 người lớn và 2 trẻ nhỏ ở Hoài Đức, Hà Nội bị ngộ độc thuốc diệt muỗi. Qua khai thác tiền sử bệnh được biết, trong lúc nấu cơm, anh N.T.B đã nhầm tưởng gói thuốc diệt muỗi là gói gia vị mì tôm nên đã cho cả gói thuốc vào nồi canh. Sau khi ăn 1 giờ, cả gia đình đều bị đau bụng dữ dội, nôn nhiều. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định cả 4 người đều ngộ độc thuốc diệt muỗi nên đã được tiến hành rửa dạ dày và cho uống than hoạt tính, truyền dịch, giải độc.

Phụ huynh bất cẩn khiến trẻ uống nhầm axít, thuốc sâu...

Bác sĩ Nguyễn Kim Sơn khám cho bệnh nhi T.A

Trước đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cấp cứu cho một bé 13 tháng tuổi ở Tuyên Quang bị ngộ độc dầu luyn với biểu hiện sốt cao, suy hô hấp, da tái, nhiễm trùng nặng, dẫn đến viêm phổi nặng. Nguyên nhân vì người lớn chứa dầu trong vỏ chai nước ngọt khiến trẻ uống nhầm. Hay như trường hợp của bé N.N.M (3 tuổi rưỡi ở Nam Định) cấp cứu tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã uống nhầm dung dịch axít đựng trong chai để ngay dưới gầm bàn uống nước do người bác mua về để đổ bình ắc quy. May mắn đây là loại axít loãng nên bé trai này không bị loét, thủng thực quản.

Tại các bệnh viện, việc thu dung, tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhi bị ngộ độc thường gặp quanh năm, nhưng chủ yếu tập chung vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải bệnh nhi nào cũng được may mắn cứu sống do ngộ độc hóa chất. Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai từng cấp cứu cho 2 chị em ruột là Đ.T.K.N (3 tuổi) và Đ.T.H.H (4 tuổi) ở Bắc Kạn bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Nguyên nhân là do sự bất cẩn của người mẹ đã để chai thuốc trừ sâu sau khi phun ngoài đồng về gần nơi trẻ đang chơi. Dù được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng do uống quá nhiều thuốc trừ sâu nên một cháu đã tử vong.

BS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, ngày càng nhiều trẻ bị ngộ độc hóa chất do sự bất cẩn của người lớn, nhất là vào mùa hè. Các loại hóa chất thường gây nên ngộ độc cho trẻ như thuốc diệt côn trùng (muỗi, gián, mối…), thuốc cọ sàn, thông tắc nhà vệ sinh, dầu hỏa, luyn, xăng…, thậm chí cả thuốc chữa bệnh.

Cần đề cao cảnh giác

Tại phòng lưu mẫu của Trung tâm Chống độc , BS Sơn đã lấy lọ thuốc diệt mối mà bệnh nhân nhi T.A uống nhầm, bề ngoài của lọ thuốc này không khác biệt nhiều so với lọ thuốc ho siro thường dùng cho trẻ nhỏ. Lọ thuốc diệt mối này, không hề có sự cảnh báo là hóa chất nguy hiểm có thể gây ngộ độc, dẫn tới chết người. Điều này lí giải vì sao, ông của cháu T.A đã lấy nhầm thuốc cho cháu uống. “Nhà sản xuất các loại hóa chất độc hại cần có cảnh báo bằng hình ảnh nguy hiểm và in chữ to bằng tiếng Việt cho người sử dụng dễ dàng nhận biết và phân biệt”, BS Sơn khuyến nghị.

Sự lơ là, bất cẩn của người lớn không chỉ khiến trẻ bị ngộ độc các loại hóa chất tẩy rửa, thuốc độc mà nguy cơ ngộ độc các loại hóa chất tiềm ẩn ngay từ trong phòng ngủ của mỗi gia đình. Nhiều phụ huynh có thói quen sử dụng các loại mĩ phẩm làm đẹp như nước hoa, dầu dưỡng da, dưỡng tóc... tuy nhiên sau khi sử dụng lại không cất gọn, hoặc để ngay tầm với của trẻ, khiến trẻ lầm tưởng là đồ uống được. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự ý thức được sự nguy hại bắt nguồn từ những thói quen không tốt của chính mình.

Không những vậy, người dân còn có thói quen rất nguy hiểm là hay tận dụng những chai lọ đựng thực phẩm, chai nước ngọt, trà xanh, nước suối để chứa các hóa chất như dầu hỏa, axít, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa… Trẻ nhỏ vốn hiếu động, lại trong mùa nóng bức nên khi nhìn thấy, các cháu cứ nghĩ là nước ngọt và thường uống ngay mà không thể phân biệt đó là nước hay hóa chất. Điều nguy hiểm là các trường hợp uống nhầm phải xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi nặng bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Với dầu luyn thì còn nguy hiểm hơn rất nhiều vì chất này đặc sánh, khi vào phổi thường đọng lại, tan trong mỡ, ngấm vào các nhánh phế quản và nhu mô phổi khiến việc điều trị càng khó khăn.

Vì thế, BS Sơn khuyến cáo: Tất cả loại thuốc và hóa chất phải để xa tầm tay trẻ. Tuyệt đối không để chung thuốc điều trị với các loại chất độc như thuốc diệt côn trùng, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, diệt cỏ… Trước khi sử dụng thuốc hay hóa chất, người sử dụng nên kiểm tra kĩ tên loại thuốc, liều lượng, thời hạn sử dụng, nhất là thuốc sử dụng cho trẻ em. Không để người già (nhất là người mắt kém) cho trẻ uống thuốc, có thể gây nên nhầm lẫn thuốc điều trị, cũng có thể dẫn tới ngộ độc.

Nam Trang

Cách sơ cứu khi uống nhầm thuốc hay hóa chất

-Khi trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:

Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

- Khi uống nhầm thuốc diệt cỏ:

Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em, 30ml ở người lớn để gây nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt người bệnh nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở.

Sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho bệnh nhân uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Nếu ngộ độc do uống nhầm thuốc:

Khi biết con bị ngộ độc thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm. Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.

Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để bảo đảm vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn, BHXH Khu vực I vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động BHXH & Đời sống

Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”. Đây thực sự là sân chơi hấp dẫn, mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách, hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (1/7).
Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn BHXH & Đời sống

Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn

TTTĐ - Ngày 26/6, BHXH khu vực I, Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Điện lực Hoài Đức trao tặng thẻ BHYT cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN BHXH & Đời sống

Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN

TTTĐ - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định: Hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên 6% từ 1/7/2025.
“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp BHXH & Đời sống

“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Là chính sách trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội quốc gia, BHXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với công tác truyền thông, trong đó, báo chí được xem là một trong những "kênh" quan trọng nhất. Thông qua báo chí, chính sách BHXH, BHYT ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn. Sự chia sẻ, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cùng với sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chính sách BHXH, BHYT, góp phần tích cực vào việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ BHXH & Đời sống

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ

TTTĐ - Thời gian qua, BHXH Khu vực I luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững BHXH & Đời sống

Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, BHXH Khu vực I tổ chức Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm và định hướng công tác tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2025. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Giám đốc BHXH Khu vực I chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7 BHXH & Đời sống

Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7

TTTĐ - Việc bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu được xem là một bước tiến trong cải cách hành chính, phù hợp với xu hướng số hóa và cá nhân hóa dịch vụ công. Điều này không chỉ giúp người nghỉ hưu dễ dàng tiếp cận lương hưu theo cách thuận tiện nhất, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chi trả từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội.
Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động BHXH & Đời sống

Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động

TTTĐ - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. So với Luật BHXH năm 2014, luật mới có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó đáng chú ý là những quy định liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Xem thêm