Tag

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online

Giáo dục 01/09/2021 23:28
aa
TTTĐ - Trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều lao động mất việc làm, không có thu nhập, tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn xuất hiện tình trạng hội cha mẹ học sinh đứng lên vận động, kêu gọi phụ huynh đóng tiền để mua máy tính cho giáo viên dạy học online gây bức xúc…
Dạy và học trực tuyến cho học sinh lớp 1: Nhà trường, thầy cô, phụ huynh cùng bàn giải pháp Phụ huynh với trăm nỗi bất an trước thềm năm học mới

Khoản đóng góp vô lý

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị N.T.M (phụ huynh học sinh trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, chị vừa tham gia buổi họp phụ huynh cho con bằng hình thức trực tuyến vào tối 31/8. Nội dung cuộc họp thông qua kế hoạch, chương trình học tập của con trong năm học 2021 - 2022. Điều đáng lưu ý, sau cuộc họp ấy, chị nhận được tin nhắn thông báo từ hội cha mẹ học sinh lớp về việc xin ý kiến để đóng góp tiền mua máy tính cho giáo viên dạy học online.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online
Khoản đóng góp vô lý được đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi khiến nhiều phụ huynh bức xúc

Chị M chia sẻ: “Thông báo này là từ hội cha mẹ học sinh và nói rõ mục đích là để đảm bảo quyền lợi cho các con, phục vụ việc dạy và học cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là tài sản chung của lớp chứ không phải của riêng cô. Tuy nhiên, tôi thấy việc mua máy tính cá nhân cho cô giáo là không hợp lý”.

Chị M cũng cho biết, năm học lớp 1, con chị đã phải đóng quỹ để phục vụ cho việc mua sắm nhiều trang thiết bị như điều hòa, quạt, máy chiếu, giá sách, chậu hoa, cây cảnh. Lên lớp 2, nhà trường gộp lớp, con chị chuyển lớp học khác và những thiết bị đã mua từ lớp 1 kia đương nhiên đều không thể sử dụng tiếp được nữa. Nếu tiếp tục đóng góp tiền mua máy tính, sau này, máy tính này được sử dụng như thế nào? Điều đáng bàn là tại sao giáo viên đi dạy học lại không có trang thiết bị phục vụ cho công việc của mình mà phụ huynh lại vận động nhau đóng góp? Được biết, phụ huynh lớp chị M đang bàn bạc và có dự định mua chiếc máy tính có giá khoảng 8 - 10 triệu đồng.

“Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên thực sự khó khăn, thiếu trang thiết bị dạy học thì ngành giáo dục, nhà trường phải có trách nhiệm hỗ trợ. Phụ huynh kêu gọi nhau đóng góp để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, nhà quá nghèo để có thiết bị học tập, sách vở đến trường theo tôi mới hợp lý”, chị M bày tỏ quan điểm.

Chị M cũng cho biết, ở ngoại thành Hà Nội, nhiều tháng nay, cuộc sống của không ít gia đình bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Hết đợt giãn cách này đến giãn cách khác kéo dài, nhiều phụ huynh không có việc làm, thu nhập giảm sút. Nếu cứ đóng thêm những khoản chi phí không hợp lý, với các gia đình đông con đi học sẽ là một gánh nặng không hề nhỏ.

Sẽ xác minh

Theo chị M, việc đóng những khoản quỹ vốn là chuyện không hề mới. Không chỉ chị mà nhiều phụ huynh khác cũng không tán đồng, thấy vô lý. Thế nhưng, không phải ai cũng mạnh dạn đứng lên “đi ngược dòng”.

“Nếu đứng lên ý kiến, tôi sợ con bị trù dập ở lớp, rồi lúc ấy biết đi học ở đâu?”, chị M thở dài ngao ngán. Những phụ huynh khác thì sợ bị các cha mẹ trong lớp cô lập, lên án nên cũng chỉ đành im lặng theo đám đông.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online
Tin nhắn Zalo trên nhóm lớp bàn về chuyện mua máy tính cho cô dạy online

Vấn đề đặt ra là: Câu chuyện vận động phụ huynh đóng góp tiền mua máy tính cho cô dạy học online là xuất phát hoàn toàn từ phía phụ huynh hay có sự tác động từ phía giáo viên? Nhà trường không biết hay làm ngơ cho tình trạng này? Bởi theo nội dung trao đổi trong nhóm zalo của phụ huynh, có ý kiến chia sẻ: “Cô cũng nói là không dùng quá nhiều mà. Máy tầm 8 - 10 triệu đồng là tốt rồi. Chứ như máy lớp… cũ, cô chủ nhiệm lớp kêu chán lắm, chậm, không load được”.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, phóng viên đã liên hệ với bà Trần Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hồng, huyện Đông Anh để xác minh thông tin. Bà Kim Dung cho biết, trong cuộc họp mới đây để chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh đầu năm học mới 2021 - 2022, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt đến tất cả giáo viên không được phép vận động phụ huynh đóng góp tiền với mục đích mua sắm trang thiết bị dạy học. “Chuyện hội phụ huynh đứng lên vận động đóng góp, chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh và thông tin lại”, bà Kim Dung chia sẻ.

Phụ huynh một trường ngoại thành kêu gọi góp tiền mua máy tính cho cô dạy online

Ở năm học trước, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản số 2687/SGDĐT- KHTC gửi tới các quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu, chi.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định; Không trực tiếp thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Theo văn bản trên, có 7 khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện giao thông của học sinh; Vệ sinh trường, lớp; Khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên; Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, những năm gần đây, các loại quỹ, khoản đóng góp đều không được nhà trường, giáo viên trực tiếp phổ biến đến phụ huynh học sinh mà đều là hình thức kêu gọi xã hội hóa thông qua hội cha mẹ học sinh nhưng điều đó không có nghĩa nhà trường có thể đứng ngoài cuộc. Thiết nghĩ, đã đến lúc nhà trường cần phải chấn chỉnh vai trò, hoạt động của hội cha mẹ học sinh, đặc biệt trong công tác quản lý thu, chi, đóng góp các loại quỹ để phụ huynh không bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”…

Chiều 1/9, trao đổi lại với PV, bà Trần Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Hồng cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, nhà trường đã cho rà soát ở tất cả 41 lớp tổ chức họp phụ huynh ngày 30/8 vừa qua. Chỉ duy nhất 1/41 lớp này phụ huynh có đề xuất chuyện mua máy tính cho cô giáo dạy học online.

"Giáo viên trao đổi lại là không đề xuất chuyện này với phụ huynh và khi phụ huynh đề nghị thì giáo viên cũng đã nói là "không có nhu cầu". Tôi đã gọi điện và đề nghị đại diện cha mẹ học sinh ở lớp học này dừng công việc này lại. Mọi chủ trương xã hội hóa, đóng góp từ đại diện cha mẹ học sinh đều cần phải lên phương án chi tiết, được nhà trường phê duyệt mới tiến hành thu ở các lớp", bà Dung nhấn mạnh

Đọc thêm

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên

TTTĐ - Trưa 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào các trường THPT chuyên năm học 2024 - 2025.
Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10 Giáo dục

Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10

TTTĐ - Chiều tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT công lập. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động, lo lắng…. trên khắp diễn đàn mạng xã hội.
Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ Giáo dục

Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ

TTTĐ - Bên cạnh niềm vui, không ít sĩ tử tiếc nuối khi điểm chưa như mong muốn sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới Giáo dục

Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới

TTTĐ - Có tới 32% trong số 145 tân khoa khóa đầu tiên vừa tốt nghiệp trường ĐH VinUni được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp. Rất nhiều tân khoa xuất sắc đã có vị trí vững chắc tại những công ty đa quốc gia ngay từ trên ghế nhà trường. Một trong số những cái tên để lại nhiều ấn tượng và truyền cảm hứng nhất chính là Giáp Vũ Nam Dương.
Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams Giáo dục

Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams

TTTĐ - Em Nguyễn Hoàng Minh Quân, học sinh lớp 9A, hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với điểm xét tuyển 48,50.
Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến Giáo dục

Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến

TTTĐ - Học bổng quốc tế E-International do nhiều đối tác lớn đồng hành gồm: ELSA, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, SunUni Academy, Rootopia, Payoo... cam kết tài trợ 3.000 suất, hỗ trợ tới 70% học phí cho học sinh, sinh viên và người đi làm Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn Giáo dục

Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn

TTTĐ - 17h15 chiều 29/6, thí sinh, phụ huynh vỡ òa trong những cảm xúc khó tả khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 sớm hơn dự kiến.
Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm Giáo dục

Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa thông báo kết quả xét tuyển sớm đợt 2 năm 2024 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ). Theo đó, điểm chuẩn đợt 2 của Học viện dao động từ 22 - 25 điểm. Hai ngành có điểm chuẩn 25 là: Kỹ thuật điện, Điện tử và Tự động hóa; Sư phạm Công nghệ.
Địa chỉ tra cứu điểm thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhanh và chính xác Giáo dục

Địa chỉ tra cứu điểm thi vào lớp 10 THPT ở Hà Nội nhanh và chính xác

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
NÓNG: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT Giáo dục

NÓNG: Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT

TTTĐ - Đúng 17h15 ngày 29/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Xem thêm