Tag

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Người Hà Nội 07/03/2024 10:37
aa
TTTĐ - "Em ở Hà Nội mới vào hả, nhìn là nhận ra ngay", "Phụ nữ Hà Nội có khác, từ dáng đi, cách ăn nói đến nước da đều đẹp", "Ra Thủ đô học được bao nhiêu điều tốt đẹp"... Những lời trầm trồ, khen ngợi kia nói lên một điều, dù ở bất cứ nơi đâu, phái đẹp của Hà Nội cũng toát lên những cốt cách, phẩm hạnh đặc trưng khiến người Việt Nam yêu mến và lấy đó làm chuẩn mực. Có được điều đó, phải chăng là vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn ngoại hình này được người phụ nữ Thủ đô tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại?
Phụ nữ Thủ đô phấn đấu trồng 7.000 cây xanh Gần 1.000 người dự Giải đi bộ “Phụ nữ Thủ đô khỏe - đẹp” 57 nhà thiết kế 3 miền cùng trình diễn

Niềm tự hào

Chị Hoài Thương (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kể rằng có lần chị vào Đà Lạt thăm người bạn thân thời đại học. Hàng xóm nhà người bạn sang chơi, nhìn thấy chị đã hỏi ngay: "Em ở Hà Nội mới vào hả?".

Sau khi nghe chị cất tiếng trả lời thì người hàng xóm kia vồn vã, xởi lởi: "Chị biết ngay mà. Nhìn cách ăn mặc, nhìn nước da của em là biết người Hà Nội. Lúc em nói thì càng khẳng định hơn. Trời ơi, người Hà Nội dễ thương quá".

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại
Người phụ nữ Hà thành luôn là người "giữ lửa" cho nếp nhà (Ảnh minh họa)

Suốt mấy ngày ở lại Đà Lạt chơi, chị Thương luôn được những người hàng xóm, bạn bè của người bạn đại học đến chơi, dẫn đi những điểm đẹp, khám phá các món ngon của "xứ sở ngàn thông".

Đến khi chị về, họ còn gửi tặng bao nhiêu là đặc sản. Ai cũng bảo muốn được gần chị, nghe giọng nói, ngắm làn da, ngắm những bộ trang phục chị mặc và cảm thấy cách cư xử của chị rất ấm áp, thân thiện.

Xúc động trước tình cảm của hàng xóm người bạn thân ở một nơi xa xôi như vậy, chị Hoài Thương cứ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đó. "Mình biết mình không xinh đẹp nổi bật, mình cũng không tài giỏi, chẳng có gì xuất sắc. Mình chỉ có thể suy ra một điều rằng, cả nước mình luôn hướng về Hà Nội với tình cảm rất tốt đẹp nên người Hà Nội cũng luôn được họ yêu mến, trân trọng".

Rõ ràng, cách ăn mặc, ứng xử, giọng nói, sự chu đáo, tính hòa đồng... của người Hà Nội khi ở tại Thủ đô thì ít người nhận ra bởi đó là nét tự nhiên như hơi thở hàng ngày nhưng khi đặt sang một môi trường khác, đặc trưng ấy sẽ toát lên, nổi trội và khiến chúng ta thực sự tự hào.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Trong khi đó, chị Hương Lan (Vĩnh Phúc) kể rằng khi con gái mình đỗ đại học, ra Hà Nội học, chị tìm thuê nhà gần người họ hàng đã sống nhiều năm tại đây. Vào ngày nghỉ, chị thường xuống Hà Nội, ngoài việc cùng con khám phá những điểm đến nổi tiếng của Thủ đô, chị còn tích cực đưa con đến nhà người thân chơi.

Chị tâm sự: "Con gái mình dù sinh ra, lớn lên ở thành phố Phúc Yên nhưng chắc chắn cháu học xong sẽ chọn Hà Nội làm nơi lập nghiệp. Để hòa nhập với môi trường của mảnh đất "ngàn năm văn hiến", để thích nghi tốt với nơi hội tụ văn hóa bốn phương như vậy thì mình rất cần cho con tiếp xúc với những người sống lâu năm tại Hà Nội.

Con sẽ học được cách ăn nói, cách ứng xử chuẩn mực. Điều này rất cần thiết và hữu ích cho con gái mình trong công việc, trong cuộc sống sau này".

Trân trọng và tiếp nối

Chọn hai góc nhìn "Từ xa Hà Nội" (tên một tác phẩm của nhà văn Mai Lâm - người Hà Nội gốc đã định cư ở nước ngoài nhưng luôn đau đáu nhớ và viết về quê hương), chúng tôi muốn nói lên một điều rằng, những giá trị mà người Hà Nội tạo dựng lên, thành "thương hiệu" của mình không phải dễ dàng gì.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Trong cuộc sống thường ngày, những nét đẹp ấy có thể chúng ta không để ý, bởi đó là phản xạ tự nhiên, là phẩm cách từ trong máu thịt của chúng ta rồi nhưng khi đặt cạnh những tính cách khác, con người khác, chúng ta sẽ thấy ngay sự khác biệt.

Đó là lí do tại sao người Việt luôn lấy giọng nói, cách ăn mặc hay cách ứng xử của người Hà Nội, đặc biệt là những người phụ nữ làm chuẩn mực. Đó là lí do khiến mỗi người chúng ta cần luôn trân trọng và tiếp nối những giá trị đó.

Trở lại câu chuyện của chị Hoài Thương, sau này, chị chiêm nghiệm rằng, không phải bỗng dưng mà mình được những người không quen biết quý mến đến vậy. Người bạn thân của chị sau khi học hết 4 năm đại học ở Hà Nội, chọn Đà Lạt làm nơi lập nghiệp nhưng luôn nhớ về những kỉ niệm nơi Thủ đô yêu dấu.

Kết thân với những người hàng xóm ở nơi sương mù, hoa và thông, chị mang cả nỗi tâm tình, nhớ nhung mảnh đất mình đã gắn bó 4 năm cùng những người bạn kể với họ. Trong câu chuyện đó luôn có chị. Nhà chị ở phố cổ, dù chật chội nhưng cuối tuần bố mẹ chị hay nhắc con mời bạn bè đến chơi.

Những người bạn đại học của chị luôn nhớ món bún chả, nước sấu hay đơn giản chỉ là bát canh rau muống dầm sấu mà mẹ chị làm khiến họ xuýt xoa vì quá ngon. Trong bữa ăn, gia đình chị luôn duy trì nề nếp về chào mời, cách gắp thức ăn, cách nhai, cách nói làm sao cho thật thanh lịch. Ngay cả việc ăn xong trước nhưng cũng không được đứng dậy chạy đi chơi mà chờ mọi người cùng ăn xong mới dọn mâm cũng được nhà chị duy trì.

Dù vậy, mọi người không cảm thấy căng thẳng mà vẫn rất vui vẻ, ấm áp. Đó là điều mà các bạn chị cảm nhận được từ nếp sống rất Hà Nội này.

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Vào những ngày lễ tết, nếu bạn bè ở xa không về quê được, bao giờ bố mẹ chị cũng đón tiếp họ rất nhiệt tình, đãi bạn của các con những món ngon truyền thống của Hà Nội, tặng quà nếu họ về quê... Tất cả những điều đó chị học được từ bố mẹ và cũng tạo thành nếp sống, nếp nghĩ của mình.

Nghiệm ra rằng, nét đẹp đó là phải từ người mẹ trao truyền đến các con, chị Hoài Thương tâm sự: "Quả thực khi thấy được trân trọng thì mình lại thấy cần phải sống có trách nhiệm hơn". Dù cuộc sống nhiều thay đổi, xã hội hiện đại gấp gáp hơn, bận rộn hơn nhưng chị vẫn tâm niệm phải dạy con theo cách bố mẹ đã dạy mình khi xưa.

"Người phụ nữ là người giữ lửa hạnh phúc, giữ lửa nếp sống, giữ lửa văn hóa trong mỗi gia đình. Dù vậy, thế hệ mình là gạch nối giữa truyền thống và hiện đại nên mình sẽ vẫn phải học hỏi và tìm cách để dạy con sao cho hài hòa nhất", chị Hoài Thương khẳng định.

Tin rằng, có những bà mẹ như chị Hoài Thương, các cô gái trẻ của Hà Nội ngày nay sẽ lĩnh hội được tinh hoa văn hóa ứng xử của thế hệ đi trước, kết hợp với những chuẩn mực của ứng xử ngày nay để tiếp tục hình thành nên những người Hà Nội mà ai ai cũng tự hào.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm