Tag

Phương pháp chống dịch khác lạ của Thuỵ Điển

Nhìn ra thế giới 14/04/2020 11:26
aa
TTTĐ - Phần lớn các nước Châu Âu vẫn đang thực hiện lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội, kèm theo những quy định phạt nặng người vi phạm giữa lúc đại dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, Thuỵ Điển không làm như vậy.

Phương pháp chống dịch khác lạ của Thuỵ Điển

Nhà hàng ở Stockholm, Thuỵ Điển ngày 26/3 (Ảnh: Reuters)

Dựa trên sự tự nguyện của mỗi người dân

Nhà hàng và quán bar vẫn được phép mở cửa tại Thuỵ Điển, các sân chơi và trường học cũng vậy. Tại quốc gia Bắc Âu này, trẻ em vẫn tiếp tục đến trường. Chính phủ Thuỵ Điển đang dựa vào sự tự nguyện của mỗi người dân để ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19.

Đó là một cách tiếp cận gây tranh cãi và nó đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Thụy Điển đã làm điều đó. Họ gọi nó là miễn dịch cộng đồng. Thụy Điển đang gánh chịu hậu quả rất tệ", ông Trump phát biểu.

Tuy nhiên, Chính phủ Thụy Điển rất tự tin chính sách của mình có hiệu quả. Ngoại trưởng nước này, bà Ann Linde trả lời trên đài truyền hình Thụy Điển rằng, ông Trump "thực sự sai" khi cho rằng Thụy Điển đang đi theo lý thuyết "miễn dịch cộng đồng", cho phép đủ một số đông người nhiễm virus trong khi bảo vệ những đối tượng dễ tổn thương, đồng nghĩa để cho dân số nước này phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

Nhiều người dân Thuỵ Điển vẫn ra công viên tận hưởng không khí trong lành giữa dịch Covid-19 (Ảnh: CNN)
Nhiều người dân Thuỵ Điển vẫn ra công viên tận hưởng không khí trong lành giữa dịch Covid-19 (Ảnh: CNN)

Chiến lược của Thụy Điển là "không phong tỏa và chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào việc mỗi người dân tự chịu trách nhiệm", bà giải thích.

Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Chính phủ Thụy Điển, ông Anders Tegnell cũng phản bác những chỉ trích của Tổng thống Trump. "Tôi nghĩ Thụy Điển đang làm tốt. Nó tạo ra kết quả chất lượng giống như nó vẫn vậy. Cho đến nay, ngành Y tế Thụy Điển đang xử lý đại dịch này một cách tuyệt vời", ông nói.

Tính đến sáng 14/4, Thụy Điển ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 với hơn 900 ca tử vong.

Hành động của Thụy Điển chủ yếu vẫn là khuyến khích và khuyến nghị mà không bắt buộc. Hai ngày sau khi Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 14/3, Chính phủ Thuỵ Điển mới chỉ khuyến khích người dân rửa tay và ở nhà nếu bị bệnh. Đến ngày 24/3, các quy tắc mới đã được đưa ra để tránh tụ tập đông đúc tại các nhà hàng. Tuy nhiên, hầu hết nhà hàng vẫn mở cửa. Trường tiểu học và trung học cũng vậy. Việc tụ tập lên đến 50 người vẫn được cho phép.

Tegnell bảo vệ quyết định duy trì mở cửa các trường học. "Chúng tôi biết rằng việc đóng cửa trường học có rất nhiều ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe vì nhiều người không thể đi làm nữa. Rất nhiều trẻ em sẽ không thoải mái khi không thể đến trường", ông nhấn mạnh.

Elisabeth Liden là nhà báo ở Stockholm cho biết thành phố bây giờ ít đông đúc hơn: "Tàu điện ngầm thường chỉ có một vài hành khách trên mỗi toa. Tôi có cảm giác rằng, đại đa số người dân đang thực hiện các khuyến nghị về giãn cách xã hội một cách nghiêm túc".

Tuy nhiên, cô cũng nói thêm rằng một số người Thuỵ Điển vẫn đang tổ chức các bữa tiệc Phục sinh hay thoải mái vô tư ôm hôn nhau...

Nhiều người Thụy Điển tụ tập mà không hề có khoảng cách (Ảnh: CNN)
Nhiều người Thụy Điển tụ tập mà không hề có khoảng cách (Ảnh: CNN)

Trọng tâm của Thụy Điển là bảo vệ người già. Bất cứ ai từ 70 tuổi trở lên đều được khuyên ở nhà và hạn chế tiếp xúc xã hội càng nhiều càng tốt.

Một quan chức Chính phủ Thụy Điển nói rằng toàn dân ủng hộ cách tiếp cận của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều người đã “tức giận về việc không thực thi lệnh cấm tới thăm các trại dưỡng lão mãi tới ngày 1/4. Do vậy, bây giờ virus đã lan khắp các trại dưỡng lão, khiến số người tử vong tăng lên”.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoài nghi về cách tiếp cận của Thụy Điển. Nhận thấy sự gia tăng mới trong tình trạng nhiễm trùng của đất nước, WHO thông tin với CNN hôm thứ Tư rằng Thụy Điển phải "tăng cường các biện pháp để kiểm soát sự lây lan của virus, chuẩn bị và tăng khả năng của hệ thống y tế nhằm đối phó, đảm bảo khoảng cách tiếp xúc xã hội cho dân chúng".

"Chỉ có cách tiếp cận "tất cả xã hội' mới có tác dụng ngăn chặn sự leo thang và xoay chuyển tình trạng này", người phát ngôn của WHO tại Châu Âu nói.

"Đường cong dịch" của Thụy Điển tức là tỷ lệ nhiễm và tử vong do SARS-CoV-2 chắc chắn là dốc hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác khi thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn. Một nghiên cứu của Imperial College London ước tính rằng, 3,1% dân số Thụy Điển đã bị nhiễm bệnh (tính đến ngày 28/3) so với 0,41% ở Na Uy và 2,5% ở Anh.

Đến ngày 8/4, tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19 tại Thuỵ Điển là 67/1 triệu dân, trong khi tỷ lệ này là Na Uy là 19/1 triệu và Phần Lan 7/1 triệu.

Một số nhà nghiên cứu Thụy Điển đang yêu cầu Chính phủ phải siết chặt quy định về y tế hơn. Tuần này, một số bác sĩ lâm sàng nổi tiếng đã viết thư ngỏ cho biết số lượng lớn người dân đang tới các quán bar, nhà hàng và trung tâm mua sắm, thậm chí đi trượt tuyết. "Thật không may, tình trạng này đang khiến số ca tử vong vì dịch Covid-19 tiếp tục tăng cao ở Thuỵ Điển”, bức thư viết.

Cách tiếp cận không giống ai

Tom Britton, Giáo sư thống kê toán học tại Đại học Stockholm, là người có kinh nghiệm lập mô hình cách thức các bệnh truyền nhiễm hoạt động trong dân cư lo ngại 40% dân số thủ đô Thụy Điển sẽ nhiễm bệnh vào cuối tháng Tư này. Mặc dù thừa nhận khó khăn trong đo lường tỷ lệ lây nhiễm nhưng ông Briton nói rằng "dự đoán tốt nhất của tôi hôm nay sẽ là 10% dân số hoặc hơn một chút".

Một số người phản đối chính sách của Chính phủ lo ngại rằng việc phụ thuộc vào hành vi tự nguyện sẽ làm tăng đột biến và nhiều hơn các ca mắc Covid-19 mới. Điều này có khả năng khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này quá tải...

Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ gường bệnh bình quân đầu người thấp nhất ở Châu Âu.

Tuy nhiên, ở một cách tiếp cận khác, Thụy Điển đã chuẩn bị tốt hơn để vượt qua "cơn bão" Covid-19 so với các quốc gia khác. Khoảng 40% lực lượng lao động của đất nước Bắc Âu làm việc tại nhà thường xuyên, ngay cả trước khi virus SARS-CoV-2 tấn công. Thụy Điển cũng có tỷ lệ người dân sống độc lập cao, trong khi ở Nam Âu, không có gì lạ khi ba thế hệ sống chung một mái nhà.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác có lợi cho Thụy Điển là mạng lưới phúc lợi xã hội hào phóng. Điều này có nghĩa là người dân không cảm thấy cần thiết phải đi làm nếu con của họ bị ốm. Hỗ trợ của nhà nước được tính ngay khi họ nghỉ một ngày làm vì con ốm.

"Hệ thống ở Thụy Điển đã được thiết lập tốt để giúp mọi người đưa ra lựa chọn thông minh hơn, cuối cùng có lợi cho nền dân số nói chung", Emma Grossmith - một luật sư về việc làm người Anh tại Stockholm chia sẻ.

Chúng ta hãy cùng chờ xem phương pháp chống dịch của Thuỵ Điển có thực sự hiệu quả hay không...

Bài liên quan

Mỹ đã có thể chống dịch hiệu quả nếu học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác

Hàng chục ngàn người bị bắt vì vi phạm các quy định phòng dịch

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp

Trong đại dịch, người Nhật Bản vẫn không muốn làm việc ở nhà

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm