PRO Việt Nam hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường vì môi trường bền vững
Đồng chí Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt tay các thành viên PRO Vietnam sau khi ký biên bản
Bài liên quan
Nestlé Việt Nam tăng cường đầu tư, khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sống vui khỏe
Triển lãm “Vật cũ mòn…chuyện chưa kể”: Hé lộ những câu chuyện đằng sau thành công của nhà vô địch
Vi chất dinh dưỡng giúp tăng trưởng, nâng cao tầm vóc, sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống
Nestlé Việt Nam nhận bằng khen vì thành tích xuất sắc phát triển nông nghiệp bền vững
Phát động Giải bóng rổ học sinh tiểu học Hà Nội lần thứ XIII
Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ với ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, về các ứng dụng |
Sự hợp tác này thể hiện cam kết mạnh mẽ của cả hai bên cùng thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể và thiết thực nhằm hướng đến tầm nhìn “Vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”của PRO Việt Nam và bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên cho một Việt Nam phát triển bền vững của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chia sẻ với các thành viên PRO Việt Nam tại lễ ký kết, đồng chí Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Biên bản ghi nhớ này là kết quả của sự hợp tác, chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm về thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các thành viên của PRO Việt Nam thông qua trụ cột là xây dựng cơ chế về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để đảm bảo việc giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế chất thải hiệu quả hơn và cũng hướng đến chính sách bao trùm về môi trường”.
Với vai trò là thành viên đồng sáng lập PRO Việt Nam, ông Ganesan Ampalavanar, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, chia sẻ: “Các nguyên tắc kinh doanh của Nestlé Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng người tiêu dùng, cộng đồng nơi Nestlé có các hoạt động kinh doanh và đặc biệt là tôn trọng môi trường sống. Chúng tôi luôn gắn các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường với mong muốn góp phần Vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp hơn bằng sự hợp tác cởi mở với cộng đồng các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, cơ quan chính phủ và giúp người tiêu dùng thay đổi thói quen và ứng xử với rác thải nhựa”.
Đại diện Nestlé Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng thùng rác hỗ trợ phân loại tại nguồn cho đại diện tỉnh Bạc Liêu |
Biên bản ghi nhớ giữa Nestlé Việt Nam, LaVie và các công ty thành viên của Liên minh tái chế Bao bì PRO Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm các nội dung: Thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn; hỗ trợ, tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải; tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà phân phối, bán lẻ hiện đại và truyền thống và nhà nhập khẩu trong việc quản lý rác thải sau tiêu dùng và tái chế; thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp tái chế và hỗ trợ các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường; truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế chất thải và nền kinh tế tuần hoàn.
Tập đoàn Nestlé cam kết tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm đến năm 2025 trên toàn cầu. Để hiện thực hóa cam kết, Nestlé Việt Nam đã hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành, các tổ chức xã hội, cũng như hợp tác với các cơ quan chính phủ, đặc biệt với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiều sáng kiến và tổ chức nhiều hoạt động chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường như tham gia Liên minh chống rác thải nhựa với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các cam kết 100% rác thải từ nhà máy được thu gom, phân loại tại nguồn; 100% các nhà máy không chôn lấp rác thải rắn ra môi trường.
Cũng trong ngày 12/09, Tập đoàn Nestlé chính thức đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu Khoa học Bao bì Nestlé (Institute of Packaging Sciences) đặt tại Lausanne, Thụy Sỹ. Viện Nghiên cứu chuyên nghiên cứu phát triển các vật liệu bao bì bền vững cũng như phối hợp với các đối tác trong ngành đưa ra một loạt các đổi mới, bao gồm những vật liệu mới từ giấy cũng như những hợp chất phân hủy sinh học có thể tái chế được cho các thị trường.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019