Quảng bá hình ảnh Thủ đô thông qua Lễ hội Quà tặng du lịch
Lễ hội dự kiến có 80 gian hàng tiêu chuẩn với các không gian tiêu biểu. Trong đó, Không gian trải nghiệm các điểm đến di sản, điểm đến du lịch giới thiệu Khu phổ cổ, phố cũ Hà Nội; Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu du lịch sinh thái Hồng Vân, Thường Tín…
Không gian trải nghiệm các làng nghề trên địa bàn thành phố giới thiệu tài nguyên du lịch và định hướng phát triển du lịch: Khu trình diễn, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch, với các hoạt động trải nghiệm.
![]() |
Lễ hội dự kiến có 80 gian hàng tiêu chuẩn với các không gian tiêu biểu |
Ngoài việc thu hút du khách sự kiện còn tôn vinh, giới thiệu di sản văn hóa, vẻ đẹp truyền thống và tinh hoa ẩm thực độc đáo của Hà Nội. Đồng thời, lễ hội góp phần chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2025.
Lễ hội hướng tới tôn vinh các giá trị di sản văn hóa thế giới và quốc gia; góp phần bảo tồn, phát huy và thu hút du khách, khẳng định thương hiệu Hà Nội là điểm đến văn hóa trong khu vực và thế giới. Thành phố từng được nền tảng Tripadvisor bình chọn vào các danh hiệu: “Top 2/25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025”, “Top 7/25 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2025”, “Top 14/25 điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại” và “Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á năm 2024”.
Chương trình Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 sẽ tái hiện, giới thiệu các di sản văn hóa thế giới, kết hợp với sản phẩm làng nghề truyền thống nhằm phát triển du lịch bền vững, để mỗi món quà không chỉ là vật phẩm mà còn là dấu ấn đặc trưng của Thủ đô.
Lễ hội cũng là dịp quảng bá các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, quà tặng du lịch mang thương hiệu Hà Nội và Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước; thúc đẩy xúc tiến du lịch, tăng cường kết nối giữa du lịch và văn hóa.
![]() |
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 đã thu hút trên 20.000 lượt khách trong nước, quốc tế |
Ban tổ chức kỳ vọng thông qua chương trình sẽ phát triển các tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, kết nối di tích gắn với bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị độc đáo của các di sản văn hóa Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Lễ hội cũng chú trọng quảng bá các làng nghề, nghề truyền thống thông qua hoạt động trải nghiệm như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, nghề đúc đồng Ngũ Xã, cốm Làng Vòng... Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội sẽ được tổ chức quy mô, sáng tạo, độc đáo, huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa.
Thủ đô Hà Nội hiện là điểm đến văn hóa - lịch sử hàng đầu cả nước, với 5.922 di tích được xếp hạng (gồm 1 di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt), 1.793 di sản văn hóa phi vật thể và 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống, trong đó có 331 làng nghề được UBND thành phố Hà Nội công nhận.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sheraton Grand Danang Resort chào đón Tổng quản lý mới

Hải Dương: Những nét mới tại hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều

Du lịch văn hóa lịch sử và bước đi táo bạo của Sun Mega City

Mở màn mùa hè bằng kỷ lục, Sầm Sơn dẫn sóng du lịch miền Bắc

“Hoành tráng hơn bất kỳ show jetski nào chúng tôi từng thực hiện”

Lạc bước giữa thiên đường hoa hồng tại Sun World Ba Na Hills

Núi Bà Đen sẽ là điểm đến Phật giáo của thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công thêm dự án du lịch trị giá tỷ USD

“Bản hòa tấu” nghệ thuật đỉnh cao mở màn Tuần lễ Văn hóa Du lịch Hà Nam 2025
