Quảng Nam: Phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030
![]() |
Tiêm vaccine phòng bệnh dại ở chó (Ảnh minh họa) |
Ngày 15/4, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030.
Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Nam phấn đấu quản lý được 50% số hộ nuôi chó, mèo giai đoạn 2022 - 2025 và 70% giai đoạn 2026 - 2030. Tiêm vaccine 70% đàn chó, mèo nuôi giai đoạn 2022 - 2025 và 80% giai đoạn 2026 - 2030. Đến năm 2030 giám sát được 90% số hộ nuôi chó, mèo.
Đồng thời, xây dựng ít nhất 1 vùng an toàn dịch bệnh dại cấp huyện và ít nhất 3 cơ sở an toàn dịch bệnh dại cấp xã; 18 huyện, thị xã, TP có điểm tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại cho người; 100% số người tiêm vaccine phòng bệnh dại sau khi bị động vật cào, cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia; 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Hằng năm, tần suất tiêm phòng bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm, tỷ lệ tiêm đạt 70% đàn chó, mèo giai đoạn 2022 - 2025, đạt 80% vào giai đoạn 2026 - 2030. Các tháng còn lại thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh trên địa bàn quản lý.
Đối với điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch dại thì chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin chính xác cho chính quyền thôn hoặc xã/phường/thị trấn, Thú y cơ sở, Y tế nơi gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do mắc bệnh dại; cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh dại theo hướng dẫn.
Đối với UBND các cấp, chỉ đạo tổ chức xử lý ổ dịch theo phân cấp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 27 Luật Thú y, Trung tâm KTNN cấp huyện phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT huyện, chính quyền cấp xã, tiến hành điều tra ổ dịch và lấy mẫu động vật để xét nghiệm bệnh dại, thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh dại.
Tỉnh Quảng Nam cũng phấn đấu đến năm 2025 không còn huyện, thị xã, TP có nguy cơ cao về bệnh dại trên người; Đến năm 2027 không còn huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh dại trên người. Đến năm 2025 giảm 50% số người bị tử vong vì bệnh dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.
Ngoài ra, kế hoạch cũng quy định các nhiệm vụ, giải pháp về tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo; Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người; Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong quản lý chó nuôi, phòng chống bệnh dại; Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch dại...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

Thẩm mỹ viện Adona ứng dụng công nghệ CT3D vào nâng mũi

Tháng 5 rực rỡ: Giảm mạnh chi phí phẫu thuật mắt công nghệ cao

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân
