Tag

Quảng Nam: Vướng vấn đề giải phóng mặt bằng, dự án nạo vét sông Cổ Cò đang chậm tiến độ

Đường dây nóng 22/04/2021 18:08
aa
TTTĐ - Dự án nạo vét sông Cổ Cò là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam được Chính phủ đưa vào danh mục công trình ưu tiên đầu tư hiện đang phải thi công cầm chừng do vướng mặt bằng.
Liên quan dự án đường dẫn cầu Cẩm Kim (Quảng Nam): 6 trường hợp được bố trí đất tái định cư Quảng Nam: Quy hoạch cảnh quan ven sông Thu Bồn cần có tầm nhìn dài hạn Quảng Nam: Cầu xây xong nhưng không thể làm đường dẫn vì thiếu kinh phí Quảng Nam: Cần làm rõ dấu hiệu sai phạm trong hoạt động khai thác cát của Công ty Trường Lợi
Vẫn còn hàng trăm trường hợp chưa chịu nhận bồi thường khiến việc nạo vét chưa thể thực hiện
Vẫn còn hàng trăm trường hợp chưa chịu nhận bồi thường khiến việc nạo vét chưa thể thực hiện

Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò của tỉnh Quảng Nam nhằm thực hiện mục tiêu thích ứng với biến đổi khi hậu, đồng thời phát triển giao thông cũng như kinh tế - xã hội của hai địa phương là Quảng Nam và Đà Nẵng; Đặc biệt là tiềm năng gặt hái giá trị tăng thêm từ đất đai sau khi dòng sông này được khơi thông.

Tuy nhiên, dù UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện dự án này từ nhiều tháng nay nhưng khối lượng mà các đơn vị nạo vét đến nay là không đáng kể. Đặc biệt đoạn từ cầu Nghĩa Tự (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) đến giáp ranh TP Hội An gần như “đứng im”, dù đơn vị thi công đã tập kết máy móc, trang bị, dọn bãi chứa từ nhiều tháng nay.

việc người dân không nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng khiến tiến độ dự án bị chậm trễ
Việc người dân không nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng đoạn từ cầu Nghĩa Tự (phường Điện Dương) đến giáp ranh TP Hội An khiến việc nạo vét vẫn chưa thể triển khai

Đại diện một đơn vị thi công cho biết đã tập kết trang bị, máy móc từ cuối năm 2020, đến nay đã gần hết tháng 4/2021 vẫn chưa thể triển khai việc nạo vét và cũng không biết khi nào có mặt bằng sạch để thi công.

Được biết, hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân tại phường Điện Dương có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa chịu nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Thậm chí, có trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn mang lúa ra xạ.

Quảng Nam: Vướng vấn đề giải phóng mặt bằng, dự án nạo vét sông Cổ Cò đang chậm tiến độ

Ông Nguyễn Văn Thường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông Quảng Nam (Chủ đầu tư dự án) thông tin, đơn vị chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng dự án là Trung tâm giải phóng mặt bằng thuộc Ban kinh tế mở Chu Lai và UBND thị xã Điện Bàn.

“Theo báo cáo của các đơn vị thì, người dân không chịu nhận tiền vì cho rằng giá đền bù thấp. Ngoài ra, một số thửa bị chồng lấn với các dự án khác khiến việc xác định đền bù gặp khó khăn. Hiện còn nhiều trường hợp chưa đền bù nên chúng tôi đang cho tiến hành rà soát lại”, ông Thường thông tin.

Quảng Nam: Vướng vấn đề giải phóng mặt bằng, dự án nạo vét sông Cổ Cò đang chậm tiến độ

Đại diện Trung tâm giải phóng mặt bằng (Ban kinh tế mở Chu Lai) đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng dự án nạo vét sông Cổ Cò thì cho rằng, người dân so sánh giá đền bù của dự án này với các dự án bất động sản thương mại ven sông trong khu vực và cho rằng thấp hơn và không chịu nhận là không đúng.

Các dự án bất động sản thương mại, họ có thể hỗ trợ thêm cho người dân bị ảnh hưởng để có mặt bằng thi công đẩy nhanh tiến độ. Còn ở đây là dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phải thực hiện theo đúng quy địnhNhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng, không thể hỗ trợ thêm được. Đơn vị vẫn đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động người dân nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng.

Vẫn còn hàng trăm trường hợp chưa chịu nhận bồi thường
Vẫn còn hàng trăm trường hợp chưa chịu nhận bồi thường

Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò là một trong những dự án trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam được Chính phủ đưa vào danh mục công trình ưu tiên đầu tư.

Theo đó, việc người dân không nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng khiến tiến độ dự án bị chậm trễ, sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thu hút đầu tư xây dựng chuỗi đô thị ven sông Cổ Cò, cũng như kết nối giao thông đường thủy, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam cần có sự chỉ đạo kịp thời đối với địa phương, các đơn vị liên quan trong việc phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ, không để việc giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò.

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Xem thêm