Tag

Quốc Oai: Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng vùng dân tộc thiểu số

Nông thôn mới 22/07/2022 09:00
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số của Trung ương và thành phố Hà Nội, huyện Quốc Oai luôn đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần xây dựng Nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò hết sức quan trọng Báo chí thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến với đồng bào dân tộc thiểu số Trại hè Toán và khoa học “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh vùng cao Không còn tin lá thuốc chữa ung thư, nhiều người dân tộc thiểu số chủ động khám bệnh tại bệnh viện

Từng bước hoàn thành mục tiêu giảm nghèo

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Tây, huyện Quốc Oai có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3,6% gồm các dân tộc Mường, Thổ, Thái, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sándìu, Hoa, Khơme, Chăm, Hrê và Xa Phó. Đặc biệt, huyện có 2 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc và miền núi là xã Đông Xuân và Phú Mãn.

Những năm qua, cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương và thành phố Hà Nội, huyện Quốc Oai đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng Nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong thực hiện chính sách tín dụng, huyện Quốc Oai luôn quan tâm ưu tiên người dân tộc thiểu số trên địa bàn, nhất là trong đại dịch bệnh COVID-19 vừa qua, giúp các hộ vay ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và từng bước nâng cao cuộc sống.

Theo đó, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã chỉ đạo huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Huyện đã tiếp nhận nguồn vốn từ Trung ương và thành phố chuyển về, nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế; Nguồn tiền gửi qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn cũng tăng trưởng tốt.

Quốc Oai: Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng vùng dân tộc thiểu số
Nhờ có nguồn vốn chính sách hỗ trợ, đời sống kinh tế của người dân huyện Quốc Oai ngày càng phát triển

UBND huyện đã quan tâm bố trí ngân sách chuyển vốn hàng năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay. Tổng nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đến nay đạt trên 6,3 tỷ đồng. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hàng năm, UBND huyện đều chuyển ủy thác sang cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với tổng số tiền là 6,2 tỷ đồng.

Với dư nợ nhận bàn giao là 16,4 tỷ đồng từ 2 chương trình tín dụng, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đang có dư nợ tại 11 chương trình tín dụng với tổng dư nợ là gần 471 tỷ đồng, tăng 28 lần so với thời điểm Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mới thành lập và đi vào hoạt động.

Vốn tín dụng chính sách được triển khai tới 100% xã, thị trấn với tổng số trên 72.000 lượt ngàn khách hàng được vay vốn, góp phần giúp cho trên 21.000 hộ thoát nghèo; Thu hút, tạo việc làm cho trên 20.000 lao động; Hỗ trợ trên 4.500 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí học tập; Hỗ trợ xây mới và cải tạo trên 36.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn và gần 400 căn nhà cho hộ nghèo... Từ đó, góp phần để huyện Quốc Oai hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2018.

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chính sách trong phát triển kinh tế

Cùng với việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng, công tác tuyên truyền về chủ trương tín dụng chính sách xã hội cũng như công tác kiểm tra giám sát được thực hiện hiệu quả, đồng bộ. Song song với đó, việc quan tâm gắn tín dụng chính sách xã hội với việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, chương trình chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư… đã góp phần chuyển tải kịp thời các thông tin cũng như nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, ý nghĩa kinh tế - xã hội.

Những kết quả đạt được qua 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn huyện Quốc Oai đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và đặc thù riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Quốc Oai: Nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng vùng dân tộc thiểu số
Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững tại huyện Quốc Oai

Đồng chí Nguyễn Tất Vinh, Trưởng Ban Dân tộc thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Đồng chí Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội đề nghị, trong thời gian tới, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các Phòng, ban có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã, UBND các xã, thị trấn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi công khai, kịp thời, cải tiến, đổi mới quy trình thủ tục vay vốn thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng.

Đồng thời, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động và Nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành và của toàn thể mọi tầng lớp Nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Như vậy, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm