Quốc Oai tập huấn cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số
Gà đồi Đông Yên - sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Quốc Oai Đổi thay trong đời sống của người Mường tại Quốc Oai |
Đây là hoạt động nằm trong chương trình Đề án số 12 của UBND huyện Quốc Oai về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, chuyên mục: Văn hóa cồng chiêng Mường.
Các học viên được hướng dẫn nghệ thuật cồng chiêng |
Tại lớp tập huấn, các học viên được giảng viên Bùi Thanh Bình - Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường Hòa Bình giới thiệu đặc trưng của cồng chiêng Mường, sự gắn bó mật thiết giữa cổng chiêng với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường; Hướng dẫn các giai điệu chính của cồng chiêng, các hợp âm, cách diễn tấu cồng chiêng và những bài chiêng cổ của dân tộc Mường; Hướng dẫn kỹ thuật chỉnh sửa về tiết tấu, tư thể cầm chiêng, đánh chiêng cũng như sắc thái biểu cảm khi trình diễn, cụ thể ở một số bài chiêng cổ như: “Đi đường”, “Bông trắng bông vàng", các điệu "Loảng 3", "Loóng 4"...
Thông qua tập huấn, huyện Quốc Oai hướng tới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vốn có của đồng bào dân tộc Mường, giúp đồng bào truyền giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Đồng thời, lớp tập huấn cũng là cơ hội để bà con thể hiện, giới thiệu những nét đẹp của cồng chiêng Mường; Là dịp giao lưu, học hỏi với các đội bảo tồn khác, địa phương khác trong huyện. Góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quốc Oai.
Được biết, hàng năm, UBND huyện Quốc Oai tổ chức nhiều hội thi, sự kiện văn hóa như: Hội thi nét đẹp bản Mường; Hội thi thể thao dân tộc thiểu số; Ngày hội văn hóa thể thao dân tộc thiểu số; Biểu diễn cồng chiêng, dân ca… thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc