Tag

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt

Giáo dục 30/08/2024 14:23
aa
TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 đang rộn ràng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh.
Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô Khám phá ngôi trường công lập "siêu đẹp" Tư liệu quý về ngôi trường 70 năm truyền thống tại quận Cầu Giấy

Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện

Trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh được thành lập năm 1993 với 2 nhiệm vụ - đón nhận học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập và dạy học sinh tiểu học.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Việc giới thiệu tên với học sinh tiểu học rất đơn giản nhưng với học trò ở đây, đó là thành quả nhờ sự nỗ lực rất lớn từ các bạn nhỏ

Đến thăm ngôi trường vào một ngày thu cuối tháng 8, chúng tôi cảm động vì không khí chuẩn bị năm học mới đang rộn ràng khắp ngôi trường đặc biệt này. Không khí ấy nhẹ nhàng lan tỏa trong từng lớp học, trong từng ánh mắt, nụ cười của những đứa trẻ ở đây.

Ở khối lớp 1, các cô giáo hướng dẫn học sinh cách vẫy lá cờ Tổ quốc nhỏ xinh theo hiệu lệnh. Một phòng học khác, các em đang tập gắn chong chóng, dán nhãn vở, phụ giúp cô trang trí lớp học…

Trong lớp học dành cho học sinh lớn nhất trường, hơn chục em tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp như cắm hoa, làm bỏng ngô.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Cô giáo xinh đẹp và dịu dàng dạy các em kỹ năng dán nhãn vở (Ảnh: Thanh Tùng)

Chia sẻ với phóng viên, nhà giáo Trịnh Thị Lệ Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường cho biết: Điều đặc biệt, ở ngôi trường này, các em không xếp lớp theo độ tuổi mà theo dạng tật và trình độ nhận thức. Đó cũng là thử thách lớn với các giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh mà trong đó đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, tình yêu thương.

“Mỗi lớp học trong trường có sĩ số trung bình từ 15 - 20 học sinh với 1 giáo viên chính và 1 nhân viên hỗ trợ. Các cô rất vất vả khi vừa dạy dỗ, vừa chăm sóc các con lại phải dựa theo sự phát triển trình độ của từng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp nhất”, cô Thu tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Bạn nhỏ nào cũng thích thú và hào hứng khi hoàn thành nhiệm vụ cô giao (Ảnh: Thanh Tùng)

Theo lời chia sẻ của giáo viên, có những học sinh biết đọc, biết viết nhưng lại không thể tính toán. Hay có học sinh khác biết tính toán nhưng lại không biết đọc, biết viết.

Mang trong mình khuyết tật về mặt trí não nên nhiều học sinh vệ sinh cá nhân không tự chủ. Có em 16 tuổi vẫn chưa thể hoàn thành chương trình tiểu học...

“Vì sự không đồng đều, không học sinh nào giống nhau ấy nên trong công tác chăm sóc, giáo dục, giáo viên chủ nhiệm phải lựa theo từng em bằng cách tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, trình độ nghiệp vụ với mục tiêu đảm bảo an toàn cho học sinh khi tới trường, an tâm cho phụ huynh”, cô Thu nói.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Chong chóng trong tay em... (Ảnh: Thanh Tùng)

Năm học 2024 - 2025 đến với thầy và trò trường Tiểu học Bình Minh trong niềm vui lớn khi nhà trường vừa nhận được gói tài trợ của doanh nghiệp hảo tâm để sửa sang cơ sở vật chất, giúp các em có môi trường, điều kiện học tập tốt hơn.

Trường đã tiến hành tu sửa, quét sơn chống thấm, chỉnh trang lại các phòng học, củng cố cơ sở vật chất, thay mới một số hạng mục cần thiết phục vụ cho học sinh, bổ sung đồ dùng sinh hoạt phục vụ công tác chăm sóc bán trú, trang trí khung cảnh sư phạm trong phòng học… tạo môi trường giáo dục sạch đẹp, thân thiện, lành mạnh, an toàn.

Đặc biệt, thầy và trò nhà trường được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng chiếc trống trường còn thơm nức mùi sơn mới.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Cô và trò chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới (Ảnh: Thanh Tùng)

Trăn trở và yêu thương...

Song song với chuẩn bị cơ sở vật chất, trường Tiểu học Bình Minh cũng chú trọng đến vấn đề đội ngũ nhân sự, giáo viên cho năm học mới.

Theo cô Lê Thị Thúy Nga - Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường hiện có 298 học sinh, 17 lớp học với 45 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong số 17 lớp này, có đến 14 lớp giáo dục đặc biệt với các em học sinh khuyết tật về trí não ở nhiều dạng tật khác nhau.

Để đảm bảo công tác dạy học và chăm sóc, theo yêu cầu, mỗi lớp giáo dục đặc biệt sẽ có 1 giáo viên chính và 1 cô giáo hỗ trợ. Hiện nay, 100% giáo viên hỗ trợ của nhà trường đều là hợp đồng, chưa được tổ chức xét tuyển, thi tuyển.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh khối tiểu học giúp cô chăm sóc cây xanh (Ảnh: Thanh Tùng)

Tuy nhiên, vì đặc thù vất vả, nhọc nhằn của nghề nên việc tuyển dụng giáo viên ở vị trí này vô cùng khó khăn. Nhà trường phải khắc phục bằng cách cử nhân viên văn phòng hoặc ở các vị trí khác kiêm nhiệm, hỗ trợ giáo viên đứng lớp.

“Tôi vẫn nhớ như in mùa khai giảng của năm học 2019 - 2020, khi ngày 5/9 khai giảng năm học mới thì tối 2/9, tôi nhận được điện thoại của một giáo viên xin thôi việc vì lý do môi trường không phù hợp.

Ngay trước thềm năm học có giáo viên nghỉ việc, tôi thật sự rất hụt hẫng, đau lòng và có lẽ đó là kỷ niệm khiến tôi không thể nào quên suốt cuộc đời”, cô Lệ Thu tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh hòa nhập trong giờ học STEM (Ảnh: Thanh Tùng)

Bên cạnh câu chuyện buồn như thế, vẫn còn rất nhiều niềm vui, khi cũng ở ngôi trường này, có một giáo viên hỗ trợ đặc biệt. Chị là Đặng Thị Mai - cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Chị Mai đến với nhà trường trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt - đi xin học cho con.

Hoàng Nam - con trai lớn của chị Mai không may mắn khi bị khuyết tật về trí tuệ. Chị đã tìm đến ngôi trường với hi vọng lớn lao là giúp con được dạy dỗ, tiến bộ từng ngày và hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Hoạt động hướng nghiệp dành cho học sinh lứa tuổi từ 12 - 15 (Ảnh: Thanh Tùng)

“Khi biết nhà trường đang thiếu giáo viên hỗ trợ, tôi đã không ngần ngại xin vào. Tôi thương những đứa trẻ nơi đây như chính khúc ruột thiệt thòi của mình và mong muốn góp sức cùng các cô mang niềm vui, hạnh phúc đến cho chúng”, chị Mai tâm sự.

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt
Học sinh âu yếm cô trước giờ tan học... (Ảnh: Thanh Tùng)

Thật sự, có chứng kiến những giờ học mới thấu hiểu sự vất vả, hi sinh và tình yêu lớn lao các cô ở Tiểu học Bình Minh dành cho học trò.

Hơn cả một người thầy, mỗi cô giáo nơi đây là người mẹ hiền thứ hai mang lại ấm áp, bình yên, chở che giúp học trò tiến bộ lên từng ngày. Để rồi mỗi học sinh được tốt nghiệp ra trường là nụ cười, là tin yêu mà phụ huynh và cả xã hội dành để tri ân, biết ơn họ…

Đọc thêm

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Xem thêm