Tag

Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô

Giáo dục 21/07/2024 14:21
aa
TTTĐ - Trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội thường có điểm đầu vào thấp nhất Thủ đô với trung bình chỉ 3 điểm/môn học.
Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên Ngôi trường Hà Nội có gần 500 lượt học sinh đỗ lớp 10 chuyên

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn ban đầu ấy, học sinh trường THPT Minh Quang nỗ lực để hàng năm đều đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Kết quả đáng tự hào

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các em học sinh khối 12 khóa 2021 - 2024 đã gặt hái thành công với 100% đỗ tốt nghiệp THPT, nhiều em đạt điểm số cao.

Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô
Học sinh trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì trong một giờ học

Cụ thể, học sinh nhà trường đạt 358 lượt điểm từ 8-10 điểm. Điểm cao nhất môn Ngữ văn là 9,5; Ngoại ngữ 9,0; Lịch sử 10; Địa lý 10; GDCD 10; Toán 8,6; Vật lý 8,75; Sinh học 8,25. Một số môn đạt điểm trung bình cao hơn của thành phố Hà Nội và cả nước.

Có thể kể đến em Phạm Thu Huyền đạt 29,25 điểm; em Ngô Duy Khánh đạt 28,5 điểm khối C00; em Ngô Duy Khánh đạt 28,75 điểm khối C20; em Vũ Thị Hoài Anh và Nguyễn Thị Tuyết Nhung đạt 26,75 điểm khối D01; em Nguyễn Bá Đức đạt 25,95; em Ngô Quỳnh Anh đạt 25,05 điểm khối A01.

Theo thầy Nguyễn Duy Bỉnh, Hiệu trưởng trường THPT Minh Quang, thành tích này nhờ sự tâm huyết của các thầy cô giáo, những người luôn yêu thương học trò như con. Các thầy cô đã thay đổi được tâm thế và tạo được động lực để các em thay đổi bản thân, quyết tâm cố gắng để đạt được kết quả đáng tự hào.

Nhớ về lứa học sinh khóa 2021 - 2024, thầy hiệu trưởng cho biết: Tháng 9/2021, nhà trường đón hơn gần 300 em học sinh khối 10 vào trường. Đây là học sinh khóa 5, lứa học sinh có điểm đầu vào thấp nhất thành phố (15 điểm). Khoảng 90% học sinh có điểm thi dưới 5.

Đặc biệt, các em có một thời gian học tập trực tuyến rất dài, mọi thông tin liên lạc với thầy cô giáo đều qua màn hình điện thoại, máy tính. Đó thực sự là khó khăn và thách thức đối với công tác giáo dục của nhà trường nói chung, đặc biệt trong công tác ôn thi tốt nghiệp cuối cấp nói riêng.

Với tâm huyết, trách nhiệm với nghề và tình yêu thương đối với học trò, các thầy cô giáo nhà trường đã miệt mài ôn luyện cho học sinh trong giờ học chính khóa và ngoài giờ học chính khóa, ôn tập trung và kèm riêng những nhóm học sinh còn hổng kiến thức, ôn học trực tiếp và ôn học trực tuyến.

Sự nhiệt huyết, sát sao đồng hành của các thầy cô đã truyền động lực giúp các em cố gắng, vươn lên đem lại kết quả đáng tự hào.

“Hiện tượng” của ngành Giáo dục Thủ đô

Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì) được thành lập năm 2014, nằm ở địa bàn miền núi, nơi vùng xa nhất của Thủ đô Hà Nội.

Đây là địa bàn sinh sống của bà con miền núi với đặc điểm địa lý tự nhiên còn nhiều khó khăn. Mảnh đất trải dài theo chân núi Ba Vì, một phía giáp Hòa Bình, một phía bị dãy núi Ba Vì ngăn cách, trước mặt là dòng sông Đà và giáp Phú Thọ.

Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô
Thành tích của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là niềm tự hào của nhà trường

Khu vực tuyển sinh của nhà trường rất hẹp, chủ yếu là học sinh 3 xã miền núi là Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì của huyện Ba Vì. Học sinh là con em đồng bào Mường - Dao, số học sinh THCS lại rất ít. Cả 3 trường THCS chỉ có chưa đến 300 học sinh và trong nhiều năm chỉ khoảng 60% học sinh thi vào lớp 10.

Dù tuyển sinh vào cấp 3 nhà trường chỉ lấy 3 điểm/môn nhưng học sinh ở khu vực vẫn trượt rất nhiều, tỷ lệ học sinh đỗ vào trường đạt 3 môn trên 5 điểm chỉ khoảng 8 - 10%.

Xuất phát từ lý do trên, hàng năm nhà trường luôn lấy điểm thấp nhất thành phố, tạo điều kiện tối đa cho con em đồng bào được đi học. Nhà trường cũng lấy thêm chỉ tiêu các em học sinh có điểm thấp không đỗ được vào các trường lân cận, đa phần là con em đồng bào dân tộc ở các xã Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài.

Chính vì vậy điểm đầu vào lớp 10 thường xuyên các năm nhà trường có tới trên 90% là điểm dưới trung bình, trong đó có tới trên 70% các em điểm dưới 4 điểm nhưng kết quả của các em trong các kì thi tốt nghiệp THPT luôn là niềm tự hào của nhà trường.

Qua 3 năm học tập dưới mái trường Minh Quang, các em đều trưởng thành vượt bậc, những em đầu vào 3 - 4 điểm, sau 3 năm đều vượt lên đạt 5 - 7 điểm; các em có điểm vào lớp 10 đạt 5 - 6 điểm thi thì tốt nghiệp đều đạt 7 - 8 điểm. Đặc biệt các em trên 7 điểm thì đều vượt lên với số điểm rất cao (đạt 8 - trên 9 điểm các môn).

Về thành tích của thầy trò trường THPT Minh Quang đạt được trong thời gian vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá, đây là hiện tượng của ngành Giáo dục Thủ đô. Dù học sinh có điểm đầu vào thấp nhất thành phố nhưng học sinh lại luôn đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, có học sinh đoạt giải quốc gia và luôn đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%.

Đọc thêm

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường Giáo dục

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường

TTTĐ - Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 diễn ra lúc 10h ngày 22/11, tại Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Xem thêm