Tag
QUÂN ĐỘI ANH HÙNG CỦA MỘT DÂN TỘC ANH HÙNG

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Người Hà Nội 27/11/2024 10:47
aa
20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếp nối truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” Tiếp nối truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”

TTTĐ - Trải qua 75 năm (19/10/1946 - 19/10/2021) xây dựng chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ chiến sĩ lực lượng vũ trang ...

Sáng mãi tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng đại diện lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà vệ út Đặng Văn Tích dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Với ông Nguyễn Tiến Hà, Trưởng ban Liên lạc Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày tại Nhà lao Hỏa Lò (1930 - 1954), dù đã gần 80 năm qua, nhưng ký ức về những ngày mùa đông năm 1946 vẫn vẹn nguyên như ngày nào.

Những khoảnh khắc hào hùng

Tham gia cách mạng năm 1944, là thanh niên đội tự vệ Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu cho nên ngay khi toàn quốc kháng chiến, ông Hà xung phong vào quân đội. Đến bây giờ, ông Hà vẫn nhớ rõ những khoảnh khắc hào hùng của trận chiến đấu đầu tiên khoác áo người lính là trận chiến quyết tử "Ô Cầu Dền" Bạch Mai, thuộc Liên khu 2 (nay thuộc quận Hai Bà Trưng).

"Tôi là người lính trực tiếp tham gia bảo vệ chiến lũy "Ô Cầu Dền". Do vũ khí hạn chế cho nên quân ta đắp những ụ đất, kê các cục gỗ, bàn gỗ, sắp xếp thành chiến lũy để cầm chân địch, đồng thời giúp người dân có thể an toàn sơ tán. Đội tự vệ Bạch Mai trực tiếp thay phiên nhau lên đắp chốt và được các đơn vị hội phụ nữ cứu quốc tiếp tế thức ăn", ông Hà kể.

Địch muốn bắn phá chiến lũy để thực hiện kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh", chúng điên cuồng nổ bom, bắn phá ác liệt. Trước khí thế cách mạng, quân ta kiên cường vùng lên, không có đại bác, quân ta dùng bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch. Ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch là cách đánh cảm tử, phải hy sinh thân mình, nhưng các chiến sĩ không hề nao núng, thay nhau làm nhiệm vụ đó. Sự quả cảm ấy đã làm quân địch khiếp sợ.

Bằng tinh thần quật cường, chiến sĩ Hà Nội với biểu tượng chiến lũy "Ô Cầu Dền" đã kiên cường chiến đấu kìm chân địch suốt 21 ngày (từ ngày 25/12/1946 đến 15/1/1947), làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp và góp phần vào thắng lợi chung trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

Ông Lê Đức Vân (một trong 5 người thành lập Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) cũng rưng rưng khi được nhắc nhớ về những ngày cùng với thanh niên nam, nữ, lực lượng vệ quốc đoàn, công an xung phong, tự vệ chiến đấu của Hà Nội đứng lên đánh Pháp.

Lúc đó, ông Vân được điều về Hà Nội hoạt động tại Ủy ban Kháng chiến Liên khu 2 (nay là quận Hai Bà Trưng). Thời điểm đó, người dân Hà Nội đã được vận động tản cư, chỉ còn lại thanh niên và những người tình nguyện ở lại, cùng lực lượng công an xung phong, bộ đội giải phóng, các em thiếu sinh quân. Ông Vân phụ trách tiểu đội các thiếu sinh quân làm công tác liên lạc.

"Tôi được phân công phụ trách thông tin liên lạc, chuyển mật mã các mệnh lệnh của Ban Chỉ huy gửi các đơn vị chiến đấu. Ngày đó, các phương tiện để liên lạc rất ít, chỉ những đơn vị bộ đội đặc biệt mới được trang bị điện thoại quay tay. Công việc chuyển mật mã thông qua việc sử dụng luân phiên một số quyển sách, rồi quy định với nhau về ký tự theo số trang, số dòng trên quyển sách, cứ thế để đánh dấu hết 24 chữ cái", ông Vân nhớ lại.

Ai cũng vinh dự khi được giao nhiệm vụ dù biết gian khổ, hy sinh luôn cận kề. Hình ảnh những vệ quốc quân, thiếu sinh quân tuổi còn rất trẻ, gan dạ, nhanh nhẹn luồn lách qua các ngõ phố, từ nhà này sang nhà khác, vừa làm nhiệm vụ giao liên, vừa tiếp tế lương thực, quân nhu cho bộ đội, vừa làm nhiệm vụ cứu thương và trực tiếp tham gia chiến đấu, khiến ông Vân không thể nào quên.

Nhất định chiến thắng trở về

"Trẻ" hơn một chút, nhưng cũng gan dạ, anh dũng không kém là những "vệ út" tuổi thiếu niên. "Chúng tôi là những người được gọi là vệ út - những đứa em út của các anh vệ quốc đoàn", ông Đặng Văn Tích, một vệ út năm xưa cho biết.

Ông Tích nhớ lại, trước ngày 19/12/1946, quân ta đã bí mật đục tường làm đường liên thông từ nhà này sang nhà khác và những vệ út là những người thuộc các lối đi lại này. Khi kháng chiến bắt đầu, đồ đạc, cây cối, cột điện, toa tàu được ném hết ra đường để chặn quân Pháp. Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ không thể tự do đi lại trên phố.

Lúc ấy, các vệ út là những liên lạc viên chạy như con thoi trước làn đạn của giặc để báo tin. Vệ út cũng là người truyền mệnh lệnh giữa chỉ huy đến các đơn vị chiến đấu và dẫn quân tiếp viện đến nếu cần. Nhiều vệ út đã anh dũng hy sinh.

Trận chiến đấu khiến ông Đặng Văn Tích day dứt nhất là tại Trường Ke (khu vực Trường tiểu học Trần Nhật Duật hiện nay), khi quân địch đánh chiếm tầng dưới, lực lượng của ta rút lên tầng hai. Tình hình cam go buộc cậu bé liên lạc Trần Ngọc Lai trèo ống máng nước xuống về địa điểm đóng quân xin tiếp viện. Nhưng khi trèo trở lên thì địch phát hiện, bắn chết. Lực lượng của ta đã lao xuống trả thù cho liên lạc Trần Ngọc Lai, buộc quân địch phải rút quân.

Ngày ấy, cậu bé Phùng Đệ mới 13 tuổi, khi tiếng súng đã ngớt, cậu trốn người lớn đi xem phố phường tan hoang ra sao và thấy tự vệ ta đang phá đường, đào chiến hào, đắp ụ chiến đấu ở khu phố Tạ Hiện, đoạn ra Cầu Gỗ. Thấy vậy, Phùng Đệ hăng hái vào làm cùng các anh và đó là cơ duyên để cậu được nhận vào Đại đội 15, Tiểu đoàn 103, khu Đông Kinh Nghĩa Thục.

Vệ út Phùng Đệ bồi hồi kể: "Công việc chính của tôi lúc đó là làm trinh sát. Trong điều kiện khu Đông Kinh Nghĩa Thục cũng như các khu khác không có điện, không nước, không chợ búa mà còn bị bao vây, cô lập, trong khi phải chiến đấu với địch nhằm giam chân chúng. Vượt qua mọi khó khăn, tôi thường trinh sát, nghe ngóng tình hình nơi địch đóng quân, sau đó về báo cáo với bộ đội và dẫn các anh đi tấn công, quấy rối địch".

Trước yêu cầu thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, Đảng ủy Liên khu 1 quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang trong Liên khu thành lập một Trung đoàn chính quy mang tên "Trung đoàn Liên khu 1", với quân số khoảng 2.500 người (từ ngày 12/1/1947, Trung đoàn được mang tên Trung đoàn Thủ đô).

Sau 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt để giữ chân quân Pháp, Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút lên Việt Bắc để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Trước khi đi, nhiều chiến sĩ không cầm được nước mắt, viết lên bức tường dòng chữ "Hà Nội ơi, chúng tôi sẽ hẹn ngày chiến thắng trở về", "Tạm biệt nhé Hà Nội, chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng trở về" và 8 năm sau, họ trở về giải phóng Thủ đô, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

https://nhandan.vn/sang-mai-tinh-than-quyet-tu-de-to-quoc-quyet-sinh-post847157.html

Đọc thêm

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội" Người Hà Nội

Sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc tại chương trình "Đêm Hà Nội"

TTTĐ - Vào 18 giờ ngày 29/11, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội"; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ Người Hà Nội

Tạo nét thanh lịch, văn minh từ sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ

TTTĐ - Quận Tây Hồ, Hà Nội đã có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ngành, đơn vị với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Kế hoạch số 182/KH-UBND của UBND thành phố về thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Chính vì thế, sau gần 1 năm xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc theo các nội dung tại Kế hoạch của thành phố và quận đề ra, Tây Hồ đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào.
Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp" Người Hà Nội

Người Hà Nội thực hiện "Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp"

TTTĐ - Quận Tây Hồ (Hà Nội) tích cực tuyên truyền trong cán bộ và Nhân dân, cán bộ công chức, viên chức, người lao động xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội bằng những hành động cụ thể “Lời nói hay, việc làm tốt, phong cách đẹp” thông qua các cuộc họp, sinh hoạt câu lạc bộ của các hội, đoàn thể.
Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô Người Hà Nội

Điểm sáng "Dân vận khéo" của Thủ đô

TTTĐ - Sau 15 năm triển khai, phong trào thi đua "Dân vận khéo", quận Cầu Giấy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương và Thủ đô.
Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn Người Hà Nội

Chung tay xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh, điểm đến hấp dẫn

TTTĐ - Gần một năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh", văn hóa công dân Thủ đô tiếp tục được bồi đắp, phát triển. Mỗi người Hà Nội đều bằng những việc làm tích cực để chung tay xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, thân thiện, mến khách và trở thành điểm đến hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ Người Hà Nội

Ghi nhớ công lao Hoàng đế Lê Thái Tổ

TTTĐ - Sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý di tích danh thắng khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê” tại di Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm