Tag

Sáu hạn chế, thách thức của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế 05/01/2021 13:30
aa
TTTĐ - Mặc dù kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực, đạt kết quả ấn tượng song vẫn một số hạn chế, thách thức.
Kinh tế Hà Nội “vững bước” đi qua đại dịch Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh

Nhiều kết quả ấn tượng bất chấp đại dịch

Trong Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020 và dự báo 2021, Tiến sĩ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới bị suy thoái sâu do tác động nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế nước ta năm 2020 vẫn đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo nhóm chuyên gia, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, với tinh thần "chống dịch như chống giặc" và kiên định thực hiện phương châm "quyết tâm thực hiện mục tiêu kép" và sự ủng hộ, đồng lòng, chấp hành nghiêm túc của người dân, các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã nhanh chóng được kiểm soát, giúp khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho sự phục hồi kinh tế trong các tháng cuối năm 2020.

Tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới, chất lượng tăng trưởng tiếp tục cải thiện. Nhóm chuyên gia cho rằng, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91%, tuy là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét từ đáy quý 2/2020 với mức tăng trưởng GDP của 4 quý lần lượt là 3,68% 0,39%; 2,62% và 4,48% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng chính là các ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng, nông – thủy sản, bán buôn – bán lẻ, thông tin – truyền thông, tài chính – ngân hàng.

Lạm phát cơ bản giảm và duy trì ổn định, chỉ tăng 2,31% năm 2020 và bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,8%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 6,31%. Theo nhóm chuyên gia, kết quả tích cực này đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong phối hợp điều hành, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả.

Bên cạnh đó, nhóm chuyên ra còn cho biết, năm 2020 cân đối vĩ mô được duy trì ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động; Đầu tư công có những chuyển biến rõ rệt; Tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất giảm, hoạt động của hệ thống ngân hàng ổn định; Thị trường chứng khoán phục hồi nhanh từ đáy.

Ngoài ra, năm 2020 hội nhập quốc tế và đối ngoại cũng được nhiều kết quả quan trọng. Quá trình hội nhập tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trong năm 2020 với việc Việt Nam đẩy mạnh triển khai các Hiệp định thương mại thế hệ mới.

Sáu hạn chế, thách thức của nền kinh tế Việt Nam
Trong bối cảnh Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng

Theo nhóm chuyên gia, điều này ngày càng củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới.

Cùng với đó, năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Theo Báo cáo về thương hiệu quốc gia năm 2020 do tổ chức Brand Finance công bố, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2020 tăng 29% (nhanh nhất thế giới), đạt mức 319 tỷ USD, xếp thứ 33 (tăng 9 bậc từ thứ 42 năm 2019). Cũng trong năm 2020 các tổ chức quốc tế Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Rating vẫn giữ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và triển vọng Ổn định, bất chấp bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm và nhiều nước bị hạ tín nhiệm.

Về cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã đưa vào vận hành hệ thống Chính phủ điện tử và theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia và 24/47 Châu Á.

Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa gần 1.000 thủ tục hành chính, gần 3.900 điều kiện kinh doanh, gần 6.800 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Tổng cộng cả cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, đã tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng mỗi năm...

Nhóm chuyên gia cũng đánh giá các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phát triển nhanh.

Vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức

Mặc dù kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực, đạt kết quả ấn tượng, song nhóm chuyên gia cho rằng vẫn còn 6 hạn chế, thách thức chính.

Theo đó, vấn đề rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Theo nhóm chuyên gia, có thể nhận diện 3 rủi ro chính từ bên ngoài vẫn là: Dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều nước, nhiều khu vực; Cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, đối tác lớn, căng thẳng thương mại và công nghệ còn leo thang và khó đoán; Chính trị phức tạp và thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, chuyên gia tiếp tục cảnh báo về rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu, có thể dẫn đến bong bóng tài sản tài chính. Nhóm chuyên gia khuyến cáo Việt Nam cũng cần lưu tâm vấn đề này.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm mạnh so với năm trước. Tính lũy kế đến hết ngày 20/12/2020, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ước đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019, trong đó, chỉ có vốn đăng ký điều chỉnh tăng (+10,6%), mức giảm mạnh nhất thuộc về vốn góp và mua cổ phần (giảm 51,7%). Vốn FDI giải ngân ước đạt gần 20 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2019.

Theo nhóm chuyên gia, mặc dù có sự cải thiện trong nửa cuối năm, song nhìn chung thu hút FDI cả năm của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng suy giảm đầu tư toàn cầu (dòng vốn FDI toàn cầu ước giảm 25-30% năm 2020).

Nguyên nhân dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm hoặc chưa tăng nhanh như kỳ vọng trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là: Nhà đầu tư còn cân nhắc hoặc mới dịch chuyển 1 phần (nhỏ lẻ, dễ dịch chuyển); Việc hạn chế hoặc chưa cho đi lại bằng đường hàng không do dịch bệnh phức tạp khiến việc thực địa, khảo sát, tìm hiểu và đàm phán của nhà đầu tư bị gián đoạn, và tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu nên do dự mở rộng đầu tư.

Sáu hạn chế, thách thức của nền kinh tế Việt Nam
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung - cầu bị đứt gãy.

Hoạt động doanh nghiệp chịu tác động nặng nề do dịch Covid-19. Năm 2020 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các thời điểm giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung - cầu bị đứt gãy.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019, là năm giảm duy nhất trong giai đoạn 2016-2020. Mặc dù số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh tăng 11,9%, nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (lên đến 46,6 nghìn) tăng 62,2% so với năm trước, mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2016-2020.

"Điều này cho thấy dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020'', nhóm chuyên gia nhận định.

Rủi ro nợ xấu, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ gia tăng. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức 2%, song vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ để có thể cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh...

Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng tăng lên và tín dụng tăng chậm hơn. Tính đến ngày 21/12/2020, tăng trưởng tín dụng đạt 10,14%, thấp hơn mức 13,6% của năm 2019 khi sức cầu còn yếu và khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng của một số khách hàng khó khăn hơn do năng lực tài chính giảm sút.

Theo nhóm chuyên gia, năm 2020, tăng trưởng tín dụng khoảng 11%, thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 nhưng là mức chấp nhận được trong bối cảnh sức cầu còn yếu và không thể hạ chuẩn tín dụng, gây rủi ro lâu dài.

Khi Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi hết hiệu lực, nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tăng lên đến 3-3,5% và nợ xấu gộp có thể lên đến 4,5-5% năm 2021. Cùng với đó, thâm hụt ngân sách tăng từ mức 3,4% GDP năm 2019 lên 4,2% GDP năm 2020. Nghĩa vụ trả nợ so với thu Ngân sách Nhà nước ước tính năm 2020 là 23% và năm 2021 có thể vượt ngưỡng 25% của Quốc hội nếu mặt bằng lãi suất vay nợ tăng lên.

Tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm. Quá trình cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt kết quả tích cực hơn so với giai đoạn trước đó, dù vậy vẫn chưa đạt kỳ vọng. Hiệu quả đầu tư công giai đoạn 2016-2019 cải thiện chưa đáng kể (hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) là 6,13 lần, chỉ giảm nhẹ so với mức 6,25 lần của giai đoạn trước).

Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 vẫn chậm hơn so với kế hoạch đề ra, với 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tổng số tiền thoái vốn đạt 25.749 tỷ đồng, thu về 173.103 tỷ đồng. Như vậy, giá trị cổ phần Nhà nước bán được đạt 11%, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 (8%).

Ngoài ra, việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém còn chậm một phần là do dịch Covid-19 khiến hoạt động của các dự án này trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu (nhất là xử lý tài sản đảm bảo) vẫn còn khó khăn, chủ yếu do khâu phối kết hợp và yếu tố thị trường không mấy khả quan.

Tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Theo nhóm chuyên gia, thành tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim ngạch tăng 6,5%) nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%.

"Điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI chịu đựng cú sốc tốt hơn và đang khai thác hiệu quả các FTA tốt hơn doanh nghiệp nội", nhóm chuyên gia nhìn nhận.

Đọc thêm

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Xem thêm