Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường
Sôi động liên hoan tài năng sinh viên Đại học Đà Nẵng |
Ứng dụng kiến thức vào thực tế
“Biến phế thải công nghiệp thành vật liệu chống cháy- cách nhiệt thân thiện với môi trường” là tên dự án được thực hiện bởi nhóm bạn trẻ gồm: Đàm Đức Sơn (sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội), Trưởn nhóm; Nguyễn Bá Anh Đức (Trường Đại học Thương Mại Hà Nội); Hoàng Minh Tuấn (Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội); Nguyễn Quang Minh và Đoàn Đình Huy cùng trường Trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội.
Theo Đàm Đức Sơn, Trưởng nhóm cho biết, vài năm trở lại đây, các vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản ngày càng khó kiểm soát. Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa và cứu nạn cứu hộ, năm 2024, toàn quốc xảy ra 4.112 vụ cháy, làm chết 100 người, làm bị thương 89 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 657,45 tỷ đồng và 637,08 ha rừng.
![]() |
Dự án của các bạn trẻ đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi I -imPact |
Trước tình trạng này, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình... Một mặt, quy chuẩn này thực sự cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Mặt khác, khi quy chuẩn này ra đời đã vô tình gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Một vấn đề nữa, các sản phẩm chống cháy cách nhiệt hiện tại trên thị trường đang có một mức giá khá cao, khó tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, chúng mình biết đến phế thải Cenospheres (phế thải công nghiệp) và nhận thấy rằng có thể sử dụng chúng để sản xuất vữa chống cháy cách nhiệt. Từ những phế thải này có thể sản xuất vữa chống cháy cách nhiệt độ bền cao, giá cả phải chăng để có thể giải quyết bài toán chi phí đầu tư vào phòng cháy chữa cháy cho các doanh nghiệp”, Sơn cho biết.
Vượt qua nhiều khó khăn, nhóm đã chế tạo thành công vữa chống cháy - cách nhiệt từ việc kết hợp xi măng với phế liệu công nghiệp. Cụ thể là phế thải công nghiệp Cenospheres (thay thế cát) và tro bay trong quá trình đốt than của nhà máy nhiệt điện để sản xuất vữa chống cháy cách nhiệt.
Bảo vệ môi trường
![]() |
Các bạn trẻ thuyết trình dự án |
Tính năng vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm trên thị trường là chống cháy, cách nhiệt. “Chúng mình đã thực hiện thí nghiệm để so sánh khả năng cách nhiệt của sản phẩm với vữa thông thường khi cùng bị khò trong 5 phút. Kết quả cho thấy, nhiệt độ mặt bị khò khoảng 300 độ C, còn nhiệt độ mặt sau sản phẩm vữa thông thường từ 34 lên 85 độ C. Sản phẩm vữa của chúng mình nhiệt độ không đổi dao động từ 30 đến 30,5 độ C”, Sơn cho biết.
Không chỉ vậy, với việc tái chế phế thải giúp giảm lượng tro xỉ và khí độc phát thải ra môi trường, giảm lượng phế liệu, giảm thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra cháy nổ, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thúc đẩy xu hướng kinh tế tuần hoàn.
“Sản phẩm giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm lượng phế thải. Vật liệu này có hiệu suất thi công và giá thành tốt hơn so với các vật liệu chống cháy - cách nhiệt trước đó sử dụng như Vermiculite, Perlite. Hiện tại nhóm đang nắm giữ cấp phối, phụ gia và chất lượng nguyên liệu một cách độc quyền và chưa có nghiên cứu và sản phẩm tương tự trên thị trường Việt Nam”, Hoàng Minh Tuấn, thành viên của nhóm chia sẻ.
![]() |
Thành viên dự án giới thiệu về sản phẩm |
Tuấn cho biết thêm, Cenospheres là một loại vật liệu khá mới đang ít được ứng dụng cũng như nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vật liệu này vô cùng dồi dào và hoàn toàn có sẵn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sản phẩm vữa gần như là chưa được tận dụng nhiều, mở ra tiềm năng và tương lai cực kì lớn cho dự án.
Với nhiều ưu điểm nổi bật, dự án đã giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025 (do khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng tổ chức). Từ nhận xét, góp ý của Ban giám khảo, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để sớm đưa sản phẩm ra thị trường góp phần thúc đẩy phát triển cho ngành công nghiệp Việt Nam.
I- imPact năm 2025 là cuộc thi khởi tạo và triển khai các dự án đầu tư tạo tác động xã hội được tổ chức bởi khoa Kinh tế - Học viện Ngân hàng. Cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo của sinh viên thông qua việc khởi tạo, lập kế hoạch, và triển khai các dự án đầu tư tạo tác động. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khơi dậy lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ Thủ đô

Hành trình “Theo bước chân người anh hùng” của tuổi trẻ Bình Thuận

Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số

Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm

1.000 bạn trẻ "hợp xướng" trống hội mừng 50 năm thống nhất đất nước

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ
