Sinh viên ĐH FPT phát triển phần mềm chống “ăn cắp chất xám”
Sân chơi học thuật hữu ích của sinh viên trường Mở Sinh viên nhân văn cùng nhau “trao vỏ - tỏ tình” Sinh viên Thủ đô bầu cử trách nhiệm, chống dịch toàn diện |
Nhóm sinh viên gồm: Lê Anh Đức, Nguyễn Thế Trường Giang, Trần Quốc Thịnh, Nguyễn Đức Kiên và Lê Trung Kiên (chuyên ngành Information System – ĐH FPT Hà Nội) đã cùng nhau phát triển một Web Application mang tên “Plagiarism Checking System” (Hệ thống kiểm tra đạo văn) nhằm phát hiện những trường hợp sao chép các thuật ngữ/ công trình nghiên cứu dưới dạng trích dẫn không ghi nguồn hoặc ăn cắp ý tưởng nghiên cứu và tái cấu trúc lại câu từ.
![]() |
Nhóm sinh viên với ý tưởng tạo phần mềm chống đạo văn ở các trường đại học |
Lê Anh Đức, đại diện nhóm chia sẻ về công trình này: “Hiện tại trên thế giới đã có rất nhiều phần mềm giúp phát hiện việc đạo văn, tuy nhiên chi phí để trường đại học mua và sử dụng những phần mềm này một cách công nghiệp lại rất cao. Điểm mấu chốt là, các phần mềm này chỉ kiểm tra được việc đạo văn từ những tài liệu nước ngoài, đặc biệt là tài liệu tiếng Anh, hạn chế đối với tài liệu tiếng Việt. Vì thế nó gần như vô hiệu đối với việc sinh viên trong cùng một trường đạo văn, lấy cắp công trình nghiên cứu của nhau. Bởi vậy, nhóm mình đã đi đến ý tưởng phát triển một phần mềm phát hiện đạo văn gần gũi hơn, thân thiện hơn với môi trường đại học ở Việt Nam”.
![]() |
Dù hiện nay, trên thế giới đã có nhiều phần mềm kiểm tra đạo văn nhưng nhóm sinh viên này tự tin rằng ý tưởng của mình sẽ mang đến một giải pháp thiết thực cho môi trường học đường ở Việt Nam.
Phần mềm phát hiện đạo văn được nhóm sinh viên trường đại học FPT kết hợp với các ứng dụng quản lý lớp học Google Classroom và Google Drive đã nhận được đánh giá cao của nhiều người. Phần mềm này được cho là đã theo sát, giải quyết được vấn đề đạo văn giữa các sinh viên cùng lớp, cùng trường, giúp giáo viên, giảng viên tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc phát hiện những trường hợp “ăn cắp chất xám”.
![]() |
Nhóm sinh viên trình bày về phần mềm phát hiện đạo văn |
Nguyễn Thế Trường Giang, đại diện nhóm cho biết: “Trong thời gian tới, nhóm chúng tôi sẽ cải thiện phần source code và bổ sung các tính năng, công nghệ mới, để sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn, sát với nhu cầu thực tế của các thầy cô giáo hơn. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đưa sản phẩm vào sử dụng rộng rãi trong trường đại học FPT nói riêng và các trường đại học khác tại Việt Nam nói chung”.
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh
