Tag

Sinh viên nước ngoài đã đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ

Nhìn ra thế giới 16/07/2020 17:10
aa
TTTĐ - Chỉ một tuần sau khi Cơ quan Hải quan và Nhập cảnh Mỹ tuyên bố Bộ Ngoại giao nước này sẽ không cấp thị thực cho những sinh viên nước ngoài theo học các trường và chương trình đào tạo hoàn toàn chuyển sang phương thức học trực tuyến trong mùa thu, xứ sở cờ hoa bất ngờ hủy quy định trên.

Sinh viên nước ngoài đã đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ

Sinh viên nước ngoài là nguồn thu đáng kể cho các trường đại học của Mỹ (Ảnh: AP)

Bài liên quan

Nhật Bản tạo cơ hội cho sinh viên nước ngoài ở lại khởi nghiệp

Nhật Bản: Thu hút người trẻ nước ngoài khởi nghiệp

Vương quốc Anh: Sinh viên quốc tế được ở lại hai năm sau khi tốt nghiệp

Số phận của những du học sinh sẽ ra sao trước đại dịch Covid-19

Động thái bất ngờ trên được đưa ra sau khi vấp phải nhiều chỉ trích và áp lực từ các trường đại học, cũng như các doanh nghiệp lớn. Bởi nó không chỉ đẩy các sinh viên quốc tế vào thế tiến thoái lưỡng nan mà còn làm căng thẳng thêm ngân sách tại các trường đại học ở Mỹ vốn đang gặp khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, năm học 2018 - 2019, khoảng 1,1 triệu sinh viên nước ngoài theo học tại các tổ chức giáo dục đại học của nước này, chiếm 5,5% sinh viên của Mỹ.

Số liệu mà Bộ Thương mại Mỹ công bố riêng trong năm 2018, các sinh viên nước ngoài đã đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Năm 2019, giáo dục quốc tế được xếp hạng là xuất khẩu dịch vụ lớn thứ năm của quốc gia này.

Nguồn hỗ trợ tài chính cho 1,1 triệu sinh viên quốc tế chủ yếu từ nước ngoài. Trong đó, 57% sinh viên cho biết tài chính của họ là từ bản thân hoặc gia đình, 5% là học bổng từ các Chính phủ, trường đại học hoặc nhà tài trợ ở nước ngoài.

Sinh viên nước ngoài trong giờ lên lớp tại Đại học Buffalo, New York, Mỹ (Ảnh: buffalo.edu)
Sinh viên nước ngoài trong giờ lên lớp tại Đại học Buffalo, New York, Mỹ (Ảnh: buffalo.edu)

Trong đó, Trung Quốc là nước đóng góp nhiều nhất vào số lượng sinh viên nước ngoài tại Mỹ, tiếp theo là Ấn Độ và Saudi Arabia.

Bên cạnh đó, sinh viên nước ngoài tại Mỹ thường trả mức học phí cao hơn so với sinh viên bản địa, bao gồm cả mức phí ngoài tiểu bang. Đây là mức phí dành cho các sinh viên không phải người thuộc tiểu bang đó tại các trường công lập cùng những các khoản phí bổ sung dành riêng cho du học sinh nước ngoài.

Những khoản phí trên có thể mang lại nguồn thu lên tới cả chục triệu USD cho các trường đại học Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ với tư cách là lao động nhập cư. Theo ước tính của NAFSA - nhóm vận động giáo dục quốc tế sinh viên quốc tế cũng tham gia vào 460.000 việc làm tại Mỹ trong năm học vừa qua.

Phần lớn các công việc này thuộc lĩnh vực giáo dục đại học nhưng các lĩnh vực khác bao gồm nhà ở, bán lẻ, vận chuyển, bảo hiểm y tế cũng được hưởng lợi từ nhóm sinh viên này.

Ngoài những đóng góp về kinh tế, sinh viên quốc tế và sinh viên tốt nghiệp là công cụ cho các sáng kiến nghiên cứu và giáo dục của Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, giáo dục và toán học). Trong năm 2015, hơn 42% sinh viên tốt nghiệp STEM tại các trường đại học Hoa Kỳ là sinh viên quốc tế.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm