Tag

Sinh viên Thủ đô sẵn sàng “Khi Tổ quốc cần”

Camera 360 trẻ 19/12/2023 08:03
aa
TTTĐ - Mỗi khi Tổ quốc cần, lớp lớp thế hệ sinh viên Hà Nội luôn sẵn sàng. Tiếp nối truyền thống thế hệ đi trước, sinh viên Thủ đô thời đại mới cũng luôn xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ mà tổ chức Đảng, Nhà nước, Đoàn - Hội giao phó.
“Hot boy” trường Quốc tế lấy cảm hứng học từ “Sinh viên 5 tốt”

Tổ quốc cần lên đường chống dịch

Giai đoạn từ năm 2018 – 2023 là thời điểm rất nhiều khó khăn đối với mọi công tác, trong đó có công tác sinh viên. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp do dịch bệnh COVID-19 gây ra, cùng với việc sinh viên trực tiếp tham gia chống dịch, các cấp bộ Hội Sinh viên TP Hà Nội còn đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo để phòng, chống dịch bệnh.

Hàng loạt chương trình như: “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng”, “Tiếp sức sinh viên vượt qua COVID”, chương trình “Triệu bữa cơm - Hà Nội nghĩa tình”, “Túi quà an sinh - Hà Nội nghĩa tình”, “Hà Nội nghĩa tình - suất trao cho em”... qua đó thể hiện tinh thần xung kích, trách nhiệm của hội viên, sinh viên Thủ đô trong tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách, chung tay phòng, chống dịch bệnh cùng thành phố.

Dịch COVID-19 đã được đẩy lùi, cuộc sống trở lại với nhịp điệu vốn có nhưng Lê Dương Thảo Linh, cựu sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội chưa bao giờ quên những ngày tình nguyện vào Thành phố Hồ Chí Minh phòng chống dịch vào năm 2021. Đó là kỷ niệm đẹp cũng là niềm tự hào rất lớn của cô sinh viên Thủ đô khi đó.

Thầy và trò trường Đại học Dược Hà Nội chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19
Thầy và trò trường Đại học Dược Hà Nội chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19

Linh kể: “Ngày lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 cũng đúng vào sinh nhật của mình. Khi đó, mình vừa xếp gọn tư trang, hành lý, tự nhắc mình xem còn quên, nhớ điều gì… vừa mở những dòng tin nhắn bạn bè, người thân gửi đến động viên “chân cứng đá mềm” trước khi lên đường”.

Vào tâm dịch, Linh cũng như nhiều sinh viên Thủ đô khác gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cô gái trẻ đã khắc phục, vượt qua tích cực hỗ trợ người dân Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch.

Từ nhỏ, cô học trò Linh đã mơ ước được làm việc trong ngành Y, Dược. Ước mơ trở thành hiện thật khi cô gái xứ Thanh vượt qua hàng ngàn thí sinh thi đậu vào trường Đại học Dược Hà Nội.

“Thường ngày ông bà, bố mẹ và bạn bè rất hay nhờ mình tư vấn, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc. Vì thế, mình cảm thấy rất vui khi có thể giúp ích được mọi người. Lên đường lần đó, không phải chỉ là ông bà, cha mẹ, bạn bè nữa… phía trước mình là cả miền Nam ruột thịt nên mình đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao”, Linh chia sẻ.

Phan Hoàng Vũ, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội cũng tình nguyện lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19 vào năm 2021. “Qua báo đài mình thấy xót xa vô cùng khi hàng ngày vẫn có hàng ngàn ca nhiễm mới, nhiều gia đình mất đi người thân. Vì vậy, mình đã đăng ký tình nguyện vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch”, Vũ tâm sự.

Vũ cho biết thêm, phát huy truyền thống của sinh viên Thủ đô, chàng trai trẻ luôn trong thế sẵn sàng lên đường chống dịch bất cứ lúc nào. Vũ không cảm thấy quá lo lắng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước đó chàng trai trẻ tích cực tham gia các chương trình tập huấn của nhà trường, đồng thời tuân thủ kỷ luật đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như phối hợp hỗ trợ những người khác đạt hiệu quả.

Nông dân cần là sinh viên có mặt

Không chỉ trong chống dịch, sinh viên Thủ đô còn đi đầu trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.

Thành viên đội “Chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp”, khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn nông dân xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ ủ phân hữu cơ
Thành viên đội “Chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp”, khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Hà Nội hướng dẫn nông dân xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ ủ phân hữu cơ

Nhiều năm nay, cứ đến Chiến dịch “Mùa hè xanh” Đội “Chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp”, khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Hà Nội lại có mặt ở các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh, thành khác hướng dẫn nông dân làm nông nghiệp. Hè năm 2022, các thành viên trong đội có mặt tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.

Bạn Phạm Minh Đức, Đội trưởng Đội “Chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp” khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trước khi về các địa phương, thành viên của đội đã đi tiền trạm, tìm hiểu điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội. Từ đó, đội xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân nơi đây.

Từ thực tiễn khảo sát, thành viên đội tình nguyện đã lên kế hoạch tập trung vào một số hoạt động chuyển giao gồm: Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình; Cách ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình; Giới thiệu về nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; Hướng dẫn một số quy trình phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phương.

“Muốn nông dân làm, trước tiên phải giúp họ hiểu. Vì vậy, chúng mình đã đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn. Từ việc phân loại người nông dân sẽ tận dụng rác thải hữu cơ như đồ ăn thừa, rau củ quả bị hư hỏng… để tạo ra phân hữu cơ. Để nông dân “mắt thấy, tai nghe” đội thực hành ngay chương trình tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật”, Đức cho biết.

Trong chiến dịch “Mùa hè xanh” 2023, đội sinh viên tình nguyện Học viện Tài chính đã có mặt tại xã Mậu Đức (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) nhiều phần việc thiết thực như: Lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, dạy học cho các em nhỏ, hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID cho người dân.

Trong đó, công trình gồm 40 cột đèn, tổng giá trị 60 triệu đồng được lắp tại 4 bản của xã Mậu Đức: Chòm Bỏi, Kè Sùng, Kẻ Trằng và Nà Đười mang đến niềm vui lớn cho người dân. Nhiều người chia sẻ, trước kia khi chưa có đèn việc đi lại vào buổi tối rất khó khăn vì Mậu Đức là xã miền núi, các bản nằm cách xa nhau. Không có đèn đường người dân đi lại rất dễ mất an toàn.

Tuy nhiên nhờ sinh viên Thủ đô việc đi lại của người dân dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn chia sẻ nhiều kiến thức hỗ trợ người dân nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Chuyển đổi số - Người dân khó có sinh viên

Xác định là lực lượng xung kích đi đầu, hỗ trợ chính quyền và người dân trong các nội dung chuyển đổi số, tuổi trẻ Thủ đô nói chung và lực lượng sinh viên Hà Nội đã thực hiện nhiều mô hình, hoạt động thiết thực. Những hoạt động này góp phần nâng cao năng lực số cho đoàn viên, thanh niên, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng, chung tay vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thanh niên, sinh viên Thủ đô hỗ trợ người dân cài đặt VNeid
Thanh niên, sinh viên Thủ đô hỗ trợ người dân cài đặt VNeid

Hiểu những lợi ích của ứng dụng VNeID mang lại nhưng bà Phạm Hương Giang (phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) loay hoay không biết cách cài đặt, sử dụng ứng dụng như thế nào. May mắn bà được các bạn trẻ trong đội hình chuyển đổi số cộng đồng đến tận nơi hướng dẫn. “Các bạn sinh viên, thanh niên hướng dẫn rất nhiệt tình, dễ hiểu. Tôi có đi làm thủ tục hành chính sẽ không còn lo lắng mang theo nhiều loại giấy tờ”, bà Giang bày tỏ.

Các đội hình hỗ trợ chuyển đổi số cộng đồng của thanh niên, sinh viên Hà Nội đã làm việc hiệu quả. Với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà các bạn trẻ đã hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng định danh quốc gia. Đặc biệt, tại buổi sinh hoạt Chi bộ thường kỳ đầu tiên của năm 2023, hơn 300 đoàn viên, thanh niên tại các cơ sở Đoàn đã tham gia hỗ trợ cài đặt, đăng ký thành công “Sổ tay đảng viên điện tử” cho đảng viên tại các Chi bộ trên địa bàn.

Thủ đô là địa phương được giao làm điểm thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030. Trong đó, Đoàn Thanh niên thành phố được giao là lực lượng xung kích đi đầu, hỗ trợ chính quyền và người dân trong các nội dung chuyển đổi số…

Theo Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu khách quan diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, trên phạm vi toàn cầu. Sinh viên là lực lượng tri thức trẻ, đối tượng tiên phong trong nâng cao năng lực số của bản thân và hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực số.

Bên cạnh nỗ lực của mỗi sinh viên, với trách nhiệm là người bạn đồng hành của sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam nói chung và Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội nói riêng, trong thời gian qua đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, sinh viên tư duy sáng tạo cũng

nâng cao năng lực số; thông qua các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng, sân chơi sáng tạo, công nghệ số, diễn đàn, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm…

Hội Sinh viên Việt Nam đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên thay đổi nhận thức về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, có cơ hội tiếp cận với kiến thức, tư duy đổi mới sáng tạo, kỹ năng số cần thiết cho học tập, lao động, khởi nghiệp, lập nghiệp…

Theo Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết nhiệm kỳ qua là hành trình chinh phục những nhiệm vụ, sứ mệnh chưa có tiền lệ, với rất nhiều những khó khăn thử thách đan xen cả thời cơ do dịch bệnh COVID-19, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, sự chuyển đổi phương thức đào tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, với sức mạnh từ truyền thống, bề dày lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến, bằng lòng nhiệt huyết, trách nhiệm và sáng tạo của đội ngũ cán bộ Hội, Hội SVVN thành phố đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên các mặt công tác, tạo được nhiều dấu ấn nổi bật không chỉ đối với phong trào sinh viên Thủ đô mà cả đối với sinh viên toàn quốc.

Đọc thêm

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh Camera 360 trẻ

“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh

TTTĐ - Không chỉ hút thuốc lá điếu, thuốc lào, mà trong những năm gần đây,sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Điều đáng lo ngại là tình trạng hút thuốc lá điện tử (vape) đang có dấu hiệu gia tăng trong lứa tuổi học sinh, gây ra mối nguy hiểm không chỉ đối với sức khỏe của thế hệ trẻ mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP), chở theo 168 đại biểu đến từ 9 quốc gia ASEAN và Nhật Bản đến thăm và hoạt động tại thành phố.
Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng Camera 360 trẻ

Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng

TTTĐ - Cũng như các giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) luôn đau đáu nỗi niềm, với mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò, để các em có môi trường giáo dục hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh Camera 360 trẻ

Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh

TTTĐ - Xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Thực tế cho thấy có sự gia tăng và biến đổi của các yếu tố nguy cơ, trong đó có tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây bệnh.
Xem thêm