Tag

Số người thiếu việc làm lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua

BHXH & Đời sống 13/10/2021 11:06
aa
TTTĐ - Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm số người tham gia lực lượng lao động sụt giảm nghiêm trọng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây.
Trong 9 tháng năm 2021, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 116 nghìn lao động Gần 100.000 việc làm "giải cứu" thanh niên khỏi nỗi lo thất nghiệp Giải pháp phát huy vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong đào tạo lại lao động

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 12/10, tính riêng quý III/2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 như: Mất việc làm, giãn việc nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…

So với quý II/2021, số lao động chịu tác động xấu bởi dịch Covid-19 trong quý III tăng thêm 15,4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 24 - 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động bị ảnh hưởng.

Số người thiếu việc làm lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua
Số người tham gia lực lượng lao động quý III năm 2021 bị sụt giảm nghiêm trọng (Ảnh minh họa)

Số người tham gia lực lượng lao động quý III năm 2021 bị sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm 1,4 triệu người (chiếm 4,4% tổng số lao động khu vực nông thôn); lực lượng lao động ở khu vực thành thị giảm 583.000 người (chiếm 3,1% tổng số lao động khu vực thành thị).

Báo cáo cũng Tổng cục Thống kê cũng cho biết, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532.200 người so với quý trước và tăng 449.600 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,60 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê ghi nhận thu nhập bình quân tháng của lao động quý III năm 2021 là 5,2 triệu đồng, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 603.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi quý II năm 2020 đã ghi nhận thu nhập bình quân của người lao động là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Quý III năm 2021, hầu hết ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Người lao động làm việc trong khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng thu nhập nặng nề với mức bình quân tháng là 6,2 triệu đồng, giảm 1 triệu đồng, tương ứng giảm 14,3% so với quý trước. Lao động ngành vận tải, kho bãi có thu nhập bình quân giảm 20,3%, tương ứng giảm 1,6 triệu đồng, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có thu nhập bình quân giảm 21,2%, tương ứng giảm 1,2 triệu đồng so với quý trước.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn là khu vực có nhiều yếu tố khởi sắc và ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định về thu nhập bình quân người lao động trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, đến quý III năm 2021 thu nhập bình quân của người lao động chỉ là 3,4 triệu đồng, giảm 340.000 đồng, tương ứng giảm 9,2% so với quý trước.

Thông tin thêm về dòng lao động đang di chuyển từ các trung tâm công nghiệp về quê, đại diện Vụ Thống kê dân số và lao động cho hay, trong số khoảng 1,3 triệu lao động về quê thời gian qua có 34% là người đang làm việc, 38% không có việc làm, số còn lại là không có nhu cầu làm việc do e ngại rủi ro dịch bệnh.

Trong quý 4, Tổng cục Thống kê sẽ tiếp tục điều tra để đánh giá đầy đủ hơn tình trạng lao động về quê có việc làm hay không, số liệu sẽ công bố trong báo cáo quý 4 và năm nay.

Đọc thêm

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân BHXH & Đời sống

Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

TTTĐ - Công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tích tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT toàn dân, điều kiện quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị, cũng như ý thức của người dân, cơ sở y tế về ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng BHXH & Đời sống

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần BHXH & Đời sống

Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 93,42%.
Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7 BHXH & Đời sống

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng BHXH & Đời sống

Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, trên cả nước xảy ra không ít vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng. Do đó, các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo đảm an toàn lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo đảm tiến độ công trình.
Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách BHXH & Đời sống

Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay. Chính sách này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.
Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội Xã hội

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội

TTTĐ - Những năm qua, ngành BHXH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử.
Khẳng định quyền an sinh của người dân BHXH & Đời sống

Khẳng định quyền an sinh của người dân

TTTĐ - Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời.
Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân BHXH & Đời sống

Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân

TTTĐ - Thời gian qua, với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân, giúp gia tăng nhận thức và niềm tin của Nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT ngày càng sâu sắc, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước ta.
Xem thêm