Tag

Sóc Trăng: Nhiều hộ dân kêu cứu do ảnh hưởng từ dự án Nhà máy điện gió số 3

Đường dây nóng 31/10/2022 09:36
aa
TTTĐ - Nhiều hộ dân bức xúc trước cách triển khai và công tác bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án Nhà máy điện gió số 3 - Sóc Trăng.
Thủ tướng: Xây dựng cơ chế giá điện gió, nghiêm cấm xin - cho, "chạy" dự án Bộ Công thương đang gấp rút xây dựng khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời Bộ Công an xác minh dòng vốn, tình trạng nợ của hàng chục dự án điện gió Kiến nghị dự án điện gió, điện mặt trời dở dang đàm phán giá bán với EVN

Ảnh hưởng hàng loạt

Theo đơn kêu cứu của tập thể hộ dân gửi báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, từ thời điểm các trụ tuabin tại dự án Nhà máy điện gió số 3 - Sóc Trăng được lắp đặt, việc nuôi trồng thủy hải sản (các loài cá, tôm, cua) gặp nhiều khó khăn, sản lượng ít hơn hẳn thời điểm chưa khởi công dự án.

Bức xúc hơn, mấy tháng trở lại đây khi các trụ tuabin được chạy thử nghiệm thì các loài cá, tôm của các hộ dân nuôi bỗng dưng chết hàng loạt.

Từ ngày trụ tuabin số 4 được lắp đặt, cá kèo chết hết
Từ ngày trụ tuabin số 4 được lắp đặt, chạy thử thì cá kèo của một số hộ dân chết hết (Ảnh người dân cung cấp)

Trong khi đó, việc nuôi trồng thủy hải sản là nghề và là nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình của các hộ dân tại khu vực này.

Ngoài ảnh hưởng về kế sinh nhai, một số hộ dân còn cho biết, tiếng ồn lớn từ việc hoạt động của các cánh quạt cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của họ, nhất là người già và các em nhỏ. Theo đó, một số gia đình có trẻ nhỏ nhiều đêm quấy khóc vì sợ và tiếng ồn quá lớn; Người già thì không thể ngủ được.

Các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án Nhà máy điện gió số 3 đang bức xúc trình bày với Phóng viên
Các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi dự án Nhà máy điện gió số 3 - Sóc Trăng bức xúc trình bày với phóng viên

Đặc biệt, ngoài bức xúc, các hộ dân còn lo sợ về hành lang an toàn của 7 trụ tuabin gió tại dự án.

Cụ thể, theo phản ánh của các hộ dân chịu ảnh hưởng bởi trụ tuabin số 7 thì khu đất của họ ở và canh tác chỉ cách khoảng 5 mét đến vài chục mét so với trụ tuabin này.

Còn gia đình ông Hà Thành Phát (ngụ khóm Biển Trên, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu) - hộ dân có phần đất canh tác ngay cạnh trụ tuabin số 4 - cho biết, từ ngày trụ tuabin này được lắp đặt và chạy thử, việc nuôi trồng thủy hải sản của gia đình ông hầu như ngưng hẳn, gây thiệt hại kinh tế nặng nề.

Trụ tuabin số 4
Trụ tuabin số 4

Quyền lợi người dân bỏ ngỏ?

Tuy bị ảnh hưởng về mọi mặt đời sống nhưng theo phản ánh của một số hộ dân cho biết, mọi người chưa nhận được bất cứ khoản bồi thường, hỗ trợ nào từ các đơn vị thực hiện dự án. Trong khi đó, họ chỉ được vận động tạo điều kiện cho việc lắp đặt và chạy thử nghiệm các tuabin.

Gia đình ông Hà Thành Phát cho biết thêm, chính quyền và chủ đầu tư dự án chưa có phương án hỗ trợ, bồi thường cụ thể nào cho gia đình. Trong khi đó, trụ tuabin số 4 đã được vận hành chạy thử được mấy tháng nay.

“Gia đình tôi cũng được mời lên làm việc mấy lần. Khi chúng tôi hỏi thì đều được phản hồi đang xin ý kiến của Bộ Công thương, đến khi có câu trả lời thì mới ra được phương án bồi thường. Trong khi chờ đợi thì trụ tuabin số 4 hoạt động rồi, đâu có làm ăn được gì nữa. Gia đình nuôi con gì là chết con đó...”, chị Hà Mộng Du - con gái ông Phát bức xúc nói.

Chị Hà Mộng Du tại phần đất chịu ảnh hưởng của gia đình. Hiện tại, việc nuôi trồng thủy hải sản của gia đình chị đã gần như ngưng hẳn
Chị Hà Mộng Du tại phần đất chịu ảnh hưởng. Hiện tại, việc nuôi trồng thủy hải sản của gia đình chị đã gần như ngưng hẳn

Tương tự, ông Nguyễn Văn Uôi (ngụ khóm Biển Trên, phường Vĩnh Phước) chia sẻ, cũng đang chịu ảnh hưởng bởi trụ tuabin số 6. Ngoài thiệt hại về kinh tế do không thể nuôi được tôm, cá, tiếng ồn của cánh quạt cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người già và trẻ em trong nhà. Ông Uôi rất bức xúc khi gia đình chưa nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ nào.

Để làm rõ những vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ các cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng.

Tại văn bản phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô, UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tổng diện tích đất thu hồi để làm dự án là 10,289ha, gồm diện tích đất công (Hợp tác xã Sản xuất - Dịch vụ Muối, Tôm, Artemia Vĩnh Phước quản lý và khoán cho xã viên canh tác) là 8,889 ha; Đất của các hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là hộ dân) là 1,4 ha. Dự án gồm 7 trụ tuabin, nhà điều hành và trạm biến áp 110/22kV (công suất 40MVA), đường dây đấu nối 110kV dài 5,7km và đường dẫn nội bộ của dự án.

Số lượng dân bị ảnh hưởng bởi dự án là 179 hộ dân, gồm các hộ có đất thu hồi và các hộ có đất trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện.

Trong khi đó, về chính sách bồi thường, hỗ trợ, UBND thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường theo giá đất cụ thể do Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành đơn giá và áp dụng cho từng dự án ảnh hưởng; Về chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng 1,5 lần bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định đối với hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; Trường hợp ảnh hưởng hành lang an toàn lưới điện cao áp trên không thì được bồi thường hạn chế sử dụng đất bằng 80% giá đất cụ thể đối với đất ở và 30% đối với đất nông nghiệp…”.

“Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức cơ quan Nhà nước (đất Hợp tác xã) không được bồi thường về đất, được hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng 1,5 lần bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định đối với hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp (theo Công văn số 2667/UBND-KT ngày 16/12/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất của các Hợp tác xã Muối - Tôm - Artimia trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án điện gió)”, văn bản phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô của UBND Thị xã Vĩnh Châu nêu rõ.

Riêng đối với phần đất của ông Hà Thành Phát, theo UBND thị xã Vĩnh Châu, vị trí tuabin số 4 trên đất của Hợp tác xã do Nhà nước quản lý, không thu hồi trên phần đất gia đình ông đang sản xuất, chỉ khi gắn cánh quạt quay 360 độ mới lấn sang phần trên không. Khi dự án tiến hành lắp đặt, gia đình ông đã ra ngăn cản việc thi công. Do đó, UBND thị xã Vĩnh Châu đã có báo cáo trình lên UBND tỉnh Sóc trăng.

Mặt khác, trong văn bản phản hồi báo của UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự án điện gió 3 đã hoàn thành đầu tư xây dựng 100% các hạng mục. Đa số các hộ dân phản ánh yêu cầu hỗ trợ trong hành lang an toàn của cột tháp gió, vấn đề này UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản xin ý kiến đến các Bộ ngành Trung ương có liên quan để hướng dẫn cho địa phương thực hiện.

Các trụ tuabin số 5, 6, 7
Các trụ tuabin số 5, 6, 7

Như vậy có thể thấy, hiện tại dự án Nhà máy điện gió số 3 đã hoàn thành 7 trụ tuabin nhưng thực tế các hộ dân vẫn chưa nhận được chính sách hỗ trợ cụ thể từ chính quyền. Hơn nữa, “lỗ hổng” về quy định bồi thường đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn cột tháp gió đã làm ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn cho dân.

Mục tiêu của dự án phát triển nguồn năng lượng sạch, cung cấp điện cho cả vùng, nhưng rõ ràng lại đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên quyền lợi, “kế sinh nhai” và đời sống của các hộ dân nơi đây. Liệu sự “đánh đổi” này đã thực sự công bằng với người dân? Tại sao các cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng không giải quyết bồi thường, hỗ trợ rồi mới thực hiện dự án? Và tại sao dự án đã hoàn thành mới bắt đầu đi xin chủ trương từ Bộ Công thương, rồi cứ phải chờ đợi?...

Những vấn đề này thực sự rất cần cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng có câu trả lời xác đáng, cùng với đó phải đưa ra được phương án bồi thường, hỗ trợ, chính sách an sinh để đảm bảo đời sống hiện tại và cả sau này của các hộ dân tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi dự án Nhà máy điện gió số 3.

Dự án Nhà máy điện gió số 3 - Sóc Trăng được xây dựng tại phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, với tổng công suất 65 MW, trong đó giai đoạn 1 có công suất 29,4 MW, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 1.365 tỷ đồng.

Dự án do Công ty TNHH BPP Vĩnh Châu Wind Power (thuộc Tập đoàn Năng lượng Banbu của Thái Lan) làm chủ đầu tư.

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Xem thêm