Sống lại hào khí Trường Sơn qua chương trình nghệ thuật "Người không hát tình ca"
Đường mòn Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)
Bài liên quan
Xẩm Hà Thành phát thông điệp "Rượu bia tối kỵ lái xe"
Tường thuật trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tháng 5 ơn Người”
Thúy Hạnh làm giám khảo sơ tuyển tại "vùng đất Hoa hậu"
Triển lãm và toạ đàm hưởng ứng chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”
Chương trình được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019) do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn phối hợp thực hiện. "Người không hát tình ca" được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam vào lúc 20 giờ ngày 12/5/2019 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội).
Bằng các bài hát đã đi cùng năm tháng qua thể hiện của NSƯT Hồng Hạnh, ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, như: "Cô gái mở đường", "Nổi lửa lên em", "Đường Trường Sơn xe anh qua", "Em ở nơi đâu"… chúng ta sẽ được sống lại hào khí Trường Sơn thời đánh Mỹ.
Ở phần 1 “Hào khí Trường Sơn” là màn giao lưu với những nhân chứng lịch sử là những tấm gương cá nhân tiêu biểu của những đơn vị tiêu biểu trên các cung đường huyền thoại - những cung đường quân sự làm gấp quanh co nhỏ hẹp, vượt qua nhiều dốc cao vực sâu, dưới thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của “Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa”, cùng với muôn vàn khó khăn gian khổ, hiểm nguy, kể cả phải hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
Nhà báo Khánh Vân, Tổng đạo diễn Chương trình làm việc với bà Mai Thị Thọ, Trưởng ban Liên lạc nữ Trường Sơn, tỉnh Phú Thọ, nhân chứng tham gia giao lưu với Chương trình |
khán giả sẽ được gặp gỡ Đại tá, Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mỗi, nguyên chiến sĩ lái xe Đại đội 2, Tiểu đoàn 58 Ô tô vận tải của Binh trạm 37, Sư đoàn 470, Đoàn 559.
Tuy phải vượt qua muôn vàn gian khổ hy sinh, nhưng cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 58 vẫn kiên cường vươn lên trưởng thành trong chiến đấu. Nhiều tấm gương tiêu biểu đã xuất hiện như Trần Văn Thắng, Hoàng Văn Thái, Cẩm Bá Đức, Nguyễn Văn Khang… Đặc biệt, ngày 31/12/1973, Tiểu đoàn 58 Ô tô vận tải được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ban tổ chức Chương trình tặng sổ tiết kiệm cho thân nhân liệt sỹ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh Trường Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xã Nghĩa Đức, Nghĩa Đàn, Nghệ An. |
Ở phần 2 “Người không hát tình ca”, khán giả sẽ được gặp gỡ những cựu chiến binh Trường Sơn đã phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, đau thương trong và sau cuộc chiến. Sau những huyền thoại vinh quang về một thời mở đường đánh giặc, cứu nước, họ đã phải chịu đựng nhiều nỗi buồn đau, day dứt khôn nguôi trong cuộc đời còn lại, nhất là đối với các nữ chiến sĩ như bà Đỗ Thị Bình – Cựu chiến binh Trường Sơn và bà Mai Thị Thọ, Cựu chiến binh Trường Sơn, nạn nhân chất độc da cam.
Ở phần 3: “Thay lời tri ân”, thông qua phóng sự “Thay lời tri ân” khán giả màn ảnh nhỏ sẽ được chứng kiến Ban tổ chức trao 25 sổ tiết kiệm với số tiền 125 triệu đồng cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, Cựu chiến binh Trường Sơn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An nói riêng, thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, Cựu chiến binh Trường Sơn cả nước nói chung.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thông qua Chương trình Nghệ thuật “Người không hát tình ca”, Ban tổ chức sẽ tặng gần 180 sổ tiết kiệm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam, Cựu chiến binh Trường Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hỗ trợ kính phí xây dựng Tượng đài “Mãi mãi tuổi 20” để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc tại ở xã Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị với số tiền gần 3 tỷ đồng.