Tag

Sửa đổi Luật Hợp tác xã tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển

Tin tức 20/09/2022 15:02
aa
TTTĐ - Việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế...
Hợp tác xã ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường trong đại dịch Tăng cường hỗ trợ và xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã thành viên
Toàn cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sáng 20-9.
Toàn cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Sáng 20/9, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình tóm tắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế, sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, dự án Luật hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên; loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường; Bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế hợp tác.

Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác, thu hút nhiều thành phần, đối tượng tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, xây dựng hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác mạnh, giúp nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của các thành viên và góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ các quan điểm xây dựng luật là: Bám sát, thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể ở nước ta trong thời gian tới. Căn cứ Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 30/8/2022 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về tên dự án Luật với phương án 1: Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác.

“Đây là cách tiếp cận phù hợp, phản ánh đúng bản chất, mối quan hệ của mô hình kinh tế này với nội hàm về mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, chặt chẽ trong nền kinh tế thị trường hiện đại; Phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, dần xóa bỏ định kiến đối với hợp tác xã kiểu cũ nên đã được Chính phủ thống nhất và được đa số bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương nhất trí”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Đối với phương án 2, tên gọi Luật Hợp tác xã, một số cơ quan đề nghị giữ nguyên tên Luật Hợp tác xã, lấy hợp tác xã là trung tâm để xây dựng khung pháp lý đối với các tổ chức kinh tế hợp tác khác, bảo đảm tính ổn định, thống nhất trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có dẫn chiếu đến Luật Hợp tác xã, không ảnh hưởng đến việc tra cứu, sử dụng và áp dụng luật. Tuy nhiên, phương án này không phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; vấn đề thay đổi tên luật cũng có thể được xử lý bằng quy định về việc dẫn chiếu đến Luật Hợp tác xã năm 2012 của các văn bản khác đang còn hiệu lực sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định của luật này.

Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 20-NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, kết cấu lại các nội dung của dự án Luật bảo đảm tính logic, hợp lý hơn; Đồng thời, nghiên cứu bổ sung, luật hóa tối đa các quy định tại các văn bản dưới luật đã được áp dụng ổn định, giảm thiểu các quy định chờ hướng dẫn nhằm bảo đảm tính đồng bộ, công khai, minh bạch của luật được ban hành. Đối với các nội dung không thể quy định chi tiết tại dự án Luật, cần nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn kèm theo, bảo đảm hiệu lực thi hành của luật theo quy định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Về tên gọi của dự án Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị cân nhắc giữ tên như đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Theo đó xác định vai trò nòng cốt của các hợp tác xã với các loại hình hợp tác xã, một mặt vẫn bảo đảm bao quát được phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với các loại hình hợp tác, mặt khác tránh việc thay đổi tên gọi dẫn đến các chi phí xã hội và hệ lụy phát sinh liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, rà soát về dẫn chiếu trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Đối chiếu với quy định pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (tháng 10-2022).

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến của cơ quan thẩm tra cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Cụ thể, tiếp tục rà soát để thể chế hóa các chủ trương của Đảng để hoàn thiện các nội dung liên quan đến kinh tế tập thể phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, cần rà soát đánh giá các tác động cũng như tên gọi của dự thảo Luật để bảo đảm sự thống nhất; các đối tượng, phạm vi điều chỉnh; Bổ sung một số chức năng cũng như cơ chế vận hành của liên minh hợp tác xã cho phù hợp với thực tiễn

Đọc thêm

Đề xuất dừng phiên đấu thầu khi phát hiện dấu hiệu bất minh Tin tức

Đề xuất dừng phiên đấu thầu khi phát hiện dấu hiệu bất minh

TTTĐ - Góp ý vào việc sửa một số điều Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội cho rằng, khi phát hiện dấu hiệu bất minh, người tổ chức có quyền dừng hoặc tổ chức lại đấu thầu và có phản ánh với cơ quan chức năng...
Hứa trước Quốc hội thì phải cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện Tin tức

Hứa trước Quốc hội thì phải cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

TTTĐ - "Chúng ta hứa trước Quốc hội, tức là hứa trước quốc dân đồng bào nên phải có cam kết chính trị quyết liệt thực hiện cho đúng", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Ngăn ngừa việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản liên quan đến tội phạm Tin tức

Ngăn ngừa việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản liên quan đến tội phạm

TTTĐ - Hiện nay còn thiếu các biện pháp để các cơ quan tố tụng thực hiện ngay từ đầu nhằm ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa...
Tháo gỡ khó khăn tại 5 dự án chậm triển khai Tin tức

Tháo gỡ khó khăn tại 5 dự án chậm triển khai

TTTĐ - Sáng 30/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND TP chủ trì phiên họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội.
Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát Tin tức

Bảo đảm thu hồi sớm, tối đa giá trị tài sản bị thất thoát

TTTĐ - Sáng 30/10, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Đổi mới tư duy làm luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Tin tức

Đổi mới tư duy làm luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

TTTĐ - Sáng 30/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Có những vật chứng để lâu quá, mất giá trị, rất lãng phí Tin tức

Có những vật chứng để lâu quá, mất giá trị, rất lãng phí

TTTĐ - Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, có những vật chứng để lâu quá mất giá trị, chủ phương tiện không để ý đến, coi như bỏ luôn. Trong khi đó, không thanh lý, huỷ được, phải giữ khư khư, rất lãng phí.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo theo hướng chủ động, sát thực tiễn, nhạy bén Tin tức

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo theo hướng chủ động, sát thực tiễn, nhạy bén

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chiều 29/10, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phải tiếp tục thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên giáo theo hướng chủ động, sát thực tiễn, nhạy bén...
Nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả nhất trong bảo hộ công dân Tin tức

Nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả nhất trong bảo hộ công dân

Tối 29/10, tại Thủ đô Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các kỹ sư Việt Nam tại Saudi Arabia.
Sửa Luật Đầu tư công, gỡ vướng cho công tác giải phóng mặt bằng Tin tức

Sửa Luật Đầu tư công, gỡ vướng cho công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng tại Luật Đầu tư công (sửa đổi) góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án. Đây là một bước tiến bộ lớn trong xây dựng luật.
Xem thêm