Tag

Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững

Thị trường - Tài chính 06/05/2023 13:00
aa
TTTĐ - Hơn 50 cá nhân là các nhà khoa học, cán bộ tại cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã tham gia thảo luận về vai trò của phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) tại hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”.
Ngân hàng Thế giới: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững ở Đông Á Chuyên gia hiến kế phục hồi và phát triển kinh tế bền vững Từ bản quy hoạch “xanh” tới mô hình phát triển kinh tế bền vững của BIM Group tại Ninh Thuận Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề để phát triển kinh tế bền vững
Bà Thới Thị Châu Nhi - Chủ tịch HĐTV & Tổng Giám đốc Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice trình bày tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”
Bà Thới Thị Châu Nhi - Chủ tịch HĐTV & Tổng Giám đốc Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice trình bày tại hội thảo

Hội thảo được tổ chức bởi Công ty TNHH Không vì lợi nhuận CHOICE vào lúc 8g00, thứ bảy, ngày 6 tháng 5 năm 2023 tại Saigon Prince Hotel – 63 đường Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bà Thới Thị Châu Nhi
Bà Thới Thị Châu Nhi

Theo DARA International, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030.

PGS. TS. Vũ Sỹ Cường trình bày về _Tài sản mắc kẹt_ tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững” (1)
PGS. TS. Vũ Sỹ Cường trình bày về "Tài sản mắc kẹt" tại hội thảo

Trao đổi tại hội thảo, PGS. TS Vũ Sỹ Cường - Phó Trưởng Bộ môn Phân tích chính sách tài chính Học viện Tài chính nhận định: “Các hậu quả của BĐKH như hiện tượng thời tiết cực đoan, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, cộng với các thay đổi về chính sách, công nghệ, chuẩn mực xã hội trong bối cảnh Việt Nam và thế giới có nhiều cam kết mạnh mẽ tiến tới net Zero, sẽ tác động mạnh mẽ về cả đầu vào (cơ sở hạ tầng kinh doanh, yếu tố sản xuất, nguyên liệu đầu vào) và đầu ra (sản phẩm lỗi mốt, không đáp ứng tiêu chuẩn mới) của nhiều ngành nghề, gây nguy cơ mắc kẹt tài sản, thiệt hại kinh tế cho các ngành như năng lượng, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, du lịch, và tài chính, ngân hàng.

PGS. TS. Vũ Sỹ Cường trình bày về _Tài sản mắc kẹt_ tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”
PGS. TS. Vũ Sỹ Cường trình bày về "Tài sản mắc kẹt" tại hội thảo

Do đó, một số khuyến nghị được đưa ra bao gồm: Phát triển thị trường carbon tự nguyện, định giá ngoại tác với môi trường để cân bằng lại các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các-bon thấp và xem xét hỗ trợ qua các dự án PPP, hỗ trợ kinh phí cho việc hạn chế sử dụng hoặc ngừng sử dụng tài sản mắc kẹt, hỗ trợ phát triển và đa dạng hóa nền kinh tế để hạn chế rủi ro tài sản mắc kẹt”.

Ông Lê Chí Minh - Quản lý Phát triển Sản phẩm phát biểu khai mạc Hội thảo _Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững_
Ông Lê Chí Minh - Quản lý Phát triển Sản phẩm phát biểu khai mạc hội thảo

Trong bối cảnh này, việc định hướng kinh tế theo hướng phát triển bền vững là một giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến biến đổi khí hậu và ngược lại. Những năm gần đây, càng nhiều tổ chức tài chính công bố những cam kết về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tại khu vực ASEAN, các cơ quan chính phủ hay các tổ chức tài chính đã bắt đầu phát triển hoặc đưa hệ thống phân loại như một phần của các chính sách tài chính bền vững của mình để đảm bảo các khoản đầu tư tài chính đạt được những cam kết về chống Biến đổi khí hậu.

ThS. Phạm Xuân Hòe trình bày về _Hệ thống phân loại tài chính bền vững_ tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”
ThS. Phạm Xuân Hòe trình bày về "Hệ thống phân loại tài chính bền vững" tại hội thảo

Việt Nam cũng đã đang xây dựng hệ thống phân loại tài chính bền vững của riêng mình với dự thảo Danh mục phân loại xanh nhằm đóng góp cho những lợi ích bảo vệ môi trường. Ths. Phạm Xuân Hòe - Nguyên viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, chuyên gia tư vấn cho sáng kiến Tài chính công bằng Việt Nam (FFV) khuyến nghị: “Về lâu dài, hệ thống phân loại tài chính của Việt Nam sẽ cần tiệm cận đến các chuẩn mực khu vực và quốc tế, cân nhắc đến lộ trình thời gian chuyển đổi xanh, giảm phát thải CO2, để thu hút được dòng vốn quốc tế.

Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững
ThS. Phạm Xuân Hòe trình bày về "Hệ thống phân loại tài chính bền vững" tại hội thảo

Ngoài ra, hệ thống này cũng cần đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ với các chính sách khác như thuế, phí, đấu thầu chi tiêu công xanh, thị trường carbon... giúp ngân hàng và các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình đầu tư xanh mang lại hiệu quả”.

ThS. Phạm Xuân Hòe trình bày về _Hệ thống phân loại tài chính bền vững_ tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”
ThS. Phạm Xuân Hòe trình bày về "Hệ thống phân loại tài chính bền vững" tại hội thảo

Cũng tại hội thảo, các khách mời đã có cơ hội cùng nhìn nhận mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài sản mắc kẹt đến ngành nghề liên quan và cụ thể đến đơn vị công tác, cũng như sôi nổi thảo luận và trao đổi về thực trạng điều chỉnh dòng vốn vào trái phiếu xanh, tín dụng xanh, hay danh mục đầu tư xanh của ngân hàng và quỹ đầu tư; các giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện để dòng vốn xanh được đi đến đúng đối tượng một cách nhanh chóng và lan tỏa nhất.

Từ trái sang_ PGS.TS. Vũ Văn Cường - ThS. Phạm Xuân Hòe - Bà Thới Thị Châu Nhi tại Hội thảo “Tài chính trong xu hướng chuyển dịch của dòng vốn hướng đến kinh tế bền vững”
Từ trái sang: PGS.TS. Vũ Văn Cường - ThS. Phạm Xuân Hòe - bà Thới Thị Châu Nhi

Sau buổi Hội thảo, các khách mời sẽ có những chính sách thiết thực tại đơn vị công tác góp phần thúc đẩy chiến lược Phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice sẽ tiếp tục tổ chức các Hội thảo về Phát triển Bền vững nhằm thúc đẩy các hành động hướng tới phát triển Bền vững tại Việt Nam.

Đọc thêm

Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột Kinh tế

Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột

TTTĐ - Những thành tựu đạt được của Đảng bộ BIDV trong nhiệm kỳ qua là rất đáng tự hào, thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đã làm nên tầm vóc, diện mạo, uy tín, hình ảnh của Hệ thống BIDV ngày hôm nay; củng cố niềm tin, tạo ra nền tảng thế và lực mới, là tiền đề quan trọng để BIDV vững tin bước vào nhiệm kỳ mới, kỷ nguyên mới.
Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững Nhịp sống phương Nam

Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững

TTTĐ - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Đoàn công tác hữu nghị tỉnh Long An đã tham dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Long An - Liêu Ninh, Việt Nam - Trung Quốc. Sự kiện, đồng tổ chức bởi chính quyền Đại Liên và Long An, diễn ra trong không khí hữu nghị và mở ra triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại đầy hứa hẹn giữa hai địa phương.
Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật

TTTĐ - Sáng 17/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án 1 luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính.
Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng

TTTĐ - Lấp lánh và vĩnh cửu, kim cương không chỉ là món trang sức lộng lẫy mà còn là biểu tượng của tình yêu và đẳng cấp vượt thời gian. Tháng 5 này, DOJI và Thế Giới Kim Cương mang đến ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua sắm kim cương viên.
Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử Nhịp sống phương Nam

Tăng cường xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và giải quyết triệt để tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử.
Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered hợp tác với REE thúc đẩy vai trò lãnh đạo hòa nhập và bình đẳng giới tại Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, hợp tác với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) gần đây đã tổ chức tọa đàm cấp cao về chủ đề “Định hình tương lai vai trò lãnh đạo của phụ nữ tại Việt Nam” tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân

TTTĐ - Cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân những vấn đề cấp bách...
Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân Kinh tế

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Xem thêm