Tag

Tái hiện “Tết truyền thống” giữa lòng phố cổ Hà Nội

Người Hà Nội 28/01/2024 13:00
aa
TTTĐ - Sáng 28/1, tại đình Kim Ngân, số 42 - 44 Hàng Bạc (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn “Tết Việt - Tết Phố 2024”.
Lãnh đạo TP Hà Nội chúc Tết ngành Y tế và Công an TP Rộn ràng “Tết Việt Nhật” Kẹo quà quê "lên ngôi" dịp Tết

Chương trình nhằm mục đích bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung tới đông đảo Nhân dân và du khách.

Tái hiện “Tết truyền thống” giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hình ảnh cây nêu được dựng lên với câu thư pháp “Giáp Thìn Niên Thịnh Vượng"

Phó Trưởng ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết: “Chuỗi hoạt động văn hóa “Tết Việt - Tết Phố 2024” sẽ tập trung giới thiệu với Nhân dân, du khách về không gian, nếp sinh hoạt đón Tết truyền thống của người Hà Nội; không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm các nét văn hoá dân gian như dựng cây nêu, gói bánh… giao lưu, giới thiệu các sản phẩm làng nghề nhân dịp Tết truyền thống”.

Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại sân đình làng Kim Ngân
Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại sân đình làng Kim Ngân

Mở đầu chương trình là lễ rước dâng lễ cửa đình và dựng cây nêu. Tại buổi khai mạc, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp CLB Đình làng Việt phối hợp thực hiện các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa đình, lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng tổ nghề, lễ dựng cây nêu…

Hình ảnh ông Nguyễn Tiến Đạt viết những câu chúc trên dải lụa đỏ
Hình ảnh ông Nguyễn Tiến Đạt viết những câu chúc trên dải lụa đỏ

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: “Tết Việt - Tết cổ là chương trình thường niên có ý nghĩa to lớn, không chỉ đánh dấu cho một giai đoạn văn hóa của dân tộc mà còn là cơ hội để người dân có thể thực hành những giá trị văn hóa nhiều hơn, từ đó củng cố thêm niềm tự hào về cội nguồn, dân tộc; cũng là dịp thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến tìm hiểu.

Nhờ những hoạt động ý nghĩa như vậy, chúng ta sẽ tự tin hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc”.

Hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia
Hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia
Hình ảnh Tết cổ truyền đầy nét văn hoá đặc sắc
Hình ảnh Tết cổ truyền đầy nét văn hoá đặc sắc

Cũng trong khuôn khổ lễ khai mạc, người dân và du khách yêu nghệ thuật được thưởng thức các tiết mục văn hoá như: Hát then, hát xoan, diễn xướng dân gian... với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ Bắc Ninh, Phú Thọ. Các hoạt động này góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.

Đọc thêm

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Người Hà Nội

Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TTTĐ - Giáo dục đạo đức trong nhà trường không những ngăn chặn bạo lực học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai cho Thủ đô và đất nước. Bởi lẽ, như khi nói chuyện với học sinh, Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đức và tài là hai điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân phát huy năng lực, cống hiến trí tuệ và tâm sức, sống sáng tạo và có trách nhiệm, xây dựng Tổ quốc ngày càng phát triển.
Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học Người Hà Nội

Bồi đắp tình yêu Hà Nội cho học sinh từ môn Hà Nội học

TTTĐ - TP Hà Nội đang triển khai đưa môn Hà Nội học vào các trường học. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vùng đất, con người Hà Nội, phát huy các giá trị vốn có của mảnh đất ngàn năm văn hiến, từ đó tăng thêm lòng tự hào, khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ để xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Xem thêm