Tag

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Giáo dục 24/03/2025 10:45
aa
TTTĐ - “Hội thảo 1.000 Giáo viên - Phương pháp Sư phạm giọng nói” là sự kiện đầu tiên tại Việt Nam được tổ chức quy mô và chuyên biệt về phương pháp giọng nói cho giáo viên các cấp từ sư phạm Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, cấp Học viện, Trung tâm, CLB Giáo dục kỹ năng, giáo dục nghệ thuật.
Elite - Chương trình giáo dục về quản lý tài chính cho giới trẻ Nâng chất lượng giáo dục với hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục

Hội thảo quy tụ các chuyên gia/nhà đào tạo hàng đầu trên cả nước, cùng với đó là những giáo viên, giảng viên xuất sắc, tiêu biểu của các nhà trường, khắp tỉnh thành. Đồng thời, hội thảo luận bàn về những vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực giáo dục như: Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại, Xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua giọng nói, Ứng dụng công nghệ AI trong giảng dạy cho giáo viên, Giải pháp tuyển sinh - Tăng doanh số trong đào tạo.

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại
Các thầy cô chia sẻ tại hội thảo "1.000 giáo viên - phương pháp sư phạm giọng nói’"

Điểm nhấn của sự kiện là những chia sẻ từ MC Thanh Mai - trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, người sáng lập CLB đào tạo kỹ năng mềm Vietskill… Cô Thanh Mai cũng có 21 năm là MC các đài VTV, Truyền hình Quân đội, VTC, Thông tấn xã... Đặc biệt, cô cũng là chuyên gia đào tạo kỹ năng mềm, diễn giả truyền cảm hứng, tác giả cuốn sách: "Kỹ năng thuyết trình doanh nhân", "Cẩm nang chữa nói ngọng"...

“Giọng nói không chỉ là công cụ truyền tải kiến thức mà còn là cầu nối cảm xúc giữa giáo viên và học sinh. Thông qua sự kiện này, hội thảo mong muốn giúp các giáo viên khám phá sức mạnh của giọng nói để nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền cảm hứng và kết nối tốt hơn với học sinh”, cô Thanh Mai nhấn mạnh.

MC Thanh Mai - Phó trưởng Khoa Văn hóa nghệ thuật chia sẻ tại hội thảo
MC Thanh Mai chia sẻ tại hội thảo

Cô Trần Mai Phương - Hiệu trưởng Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Ocean Park 2 cũng bàn về tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại. “Trong môi trường giáo dục xưa, giọng nói rất quan trọng vì học sinh chỉ tiếp cận chủ yếu với thầy cô, sau đó là sách vở, phương tiện học tập cũng chưa nhiều. Thế nên người thầy là kim chỉ Nam để học sinh tiếp cận tri thức hay còn nói giáo viên là trung tâm của lớp học.

Còn hiện tại, học sinh chính là trung tâm lớp học. Vậy vai trò giáo viên thế nào? Giáo viên không chỉ là người dạy kiến thức mà còn phải là người tạo động lực, tạo cảm hứng cho học sinh.

Vai trò bây giờ còn phải thu hút, cá nhân hoá để phù hợp với học sinh: Có trẻ thích cô nhẹ nhàng nhưng cũng có bạn thích cô nghiêm túc, nghiêm khắc. Thậm chí giáo viên có giọng nói tốt thì như cô Thanh Mai nói, giáo viên còn có thể "nghề tay trái": Thu hút học sinh trên nền tảng mạng xã hội... đấy là kênh rất tốt để giảng dạy, đem tri thức đến với nhiều người bằng chính khả năng của mình. Giọng nói thời nào cũng quan trọng và với giáo dục hiện đại thì có thể luyện và phát triển nhiều hơn, phong phú hơn với các môi trường”.

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Đáp lại, MC Thanh Mai khẳng định mỗi giáo viên tự cá nhân hoá giọng: “Rõ ràng xưa ơi là xưa, cha ông, bố mẹ chúng ta chỉ có một câu hát thôi mà chúng ta ngủ "À á à ơi...", một câu thơ thôi cũng đủ cho chúng ta nhớ đến tận bây giờ, chưa bao giờ quên. Vì thế giọng nói chưa bao giờ là hết quan trọng vì ở trong đó là tình cảm - không có bài giảng điện tử hay thư viện điện tử nào số hoá được những điều đó”.

Cũng bàn về vấn đề này, ThS. Tráng Thị Thúy - Phó Tổ bộ môn phụ trách ngành Quản lý văn hóa, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, khẳng định: “Trong giáo dục hiện đại, giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là phương tiện truyền đạt kiến thức mà còn trở thành công cụ tương tác, kết nối và khơi gợi cảm hứng. Việc rèn luyện để có một giọng nói chuẩn, hay là một trong những yếu tố then chốt giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng môi trường học tập tích cực và góp phần vào sự thành công của người học”.

“Giọng nói trong bối cảnh giáo dục hiện đại gồm giáo dục trực tuyến: Trong môi trường học trực tuyến, giọng nói của giáo viên đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Giọng nói cần phải rõ ràng và truyền cảm để thu hút sự chú ý của người học và giữ cho các em tập trung vào bài giảng. Để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất, giáo viên cần sử dụng các công cụ hỗ trợ như micro và tai nghe chất lượng cao, giúp truyền tải thông tin một cách hiệu quả và liền mạch.

Hội thảo thu hút đông đảo các thầy cô giáo đến từ các cấp
Hội thảo thu hút đông đảo các thầy cô giáo đến từ các cấp

Giáo dục cá nhân hóa: Giọng nói giúp giáo viên thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu đối với từng cá nhân người học, tạo điều kiện cho việc cá nhân hóa quá trình học tập. Giáo viên có thể điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu và tốc độ nói để phù hợp với trình độ và nhu cầu của từng đối tượng người học khác nhau. Sự linh hoạt trong việc sử dụng giọng nói giúp tạo ra một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả, nơi người học đều cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ.

Giáo dục STEM: Trong lĩnh vực STEM, giọng nói giúp giáo viên truyền đạt những khái niệm khoa học phức tạp một cách dễ hiểu và hấp dẫn. Bằng cách sử dụng giọng nói một cách sinh động và trực quan, giáo viên có thể làm cho các bài giảng trở nên thú vị và dễ tiếp thu hơn. Giọng nói cũng là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thí nghiệm, dự án và hoạt động thực hành, giúp các em hiểu rõ hơn về các nguyên lý khoa học và kỹ thuật”, ThS. Tráng Thị Thúy chia sẻ.

Tâm huyết và tình yêu với nghề giáo

Cô Lộc Thị Liên - Tổng phụ trách Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội) mang tới Hội thảo thông điệp: Một giọng nói truyền cảm không chỉ nằm ở kỹ thuật mà còn phải xuất phát từ tâm huyết và tình yêu đối với nghề giáo, không có kỹ thuật nào có thể thay thế sự chân thành trong giọng nói.

Khi giáo viên thực sự yêu nghề và quan tâm đến học sinh, giọng nói sẽ phản ánh cảm xúc thật của họ. Điều quan trọng là phải truyền đạt bài giảng bằng cả trái tim, nói chuyện với học sinh bằng sự đồng cảm và thấu hiểu. Một giọng nói xuất phát từ sự chân thành luôn có sức mạnh đặc biệt để “chạm” đến trái tim người nghe. Hãy để giọng nói trở thành cây cầu kết nối tri thức và cảm xúc, giúp mỗi bài giảng trở thành một hành trình đầy cảm hứng cho học sinh.

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Cách rèn luyện giọng nói để “chạm” đến cảm xúc học sinh là: Luyện tập phát âm rõ ràng, Luyện thanh và điều chỉnh âm sắc, Kiểm soát nhịp điệu và tốc độ, Luyện hơi thở sâu, Tập diễn xuất và sử dụng ngôn ngữ cơ thể, Thực hành kể chuyện.

Đến với Hội thảo, cô Vũ Thị Thái Hoa - Phó Tổ trưởng Tổ bộ môn Quản lý văn hoá, Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương chỉ ra: Quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lỗi phát âm là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, vì những sai sót trong quá trình phát âm có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng giao tiếp và sự tự tin của trẻ.

Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đóng vai trò then chốt để cải thiện khả năng nói, đòi hỏi sự chủ động theo dõi từ gia đình và nhà trường ngay từ những năm đầu đời của trẻ, đồng thời cần sự hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, giáo viên cũng như chuyên gia ngôn ngữ.

Hương Thu

Đọc thêm

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội Giáo dục

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

TTTĐ - Sau ba vòng loại khu vực, Vòng Chung kết toàn quốc giải tranh biện tiếng Anh Vietnamese Scholars Debating Championship 2025 được tổ chức tại Hà Nội đầy sôi nổi và hào hứng.
VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường” Giáo dục

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

TTTĐ - Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như: Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn Giáo dục

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

TTTĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cấp tỉnh và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp Giáo dục

Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp

TTTĐ - Ghi nhận tại các điểm thi, đa số thí sinh thở phào sau khi hoàn thành bài thi môn tự chọn và tổ hợp môn sáng 27/6.
Xem thêm