Tag

Tâm tư của phụ huynh khi con trở lại trường học trực tiếp

Giáo dục 09/02/2022 22:18
aa
TTTĐ - Đa số các bậc phụ huynh có con đi học trở lại đều yên tâm, tin tưởng công tác phòng chống dịch của nhà trường, không quá lo lắng đến tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, họ đều mong muốn, nếu con được ăn bán trú tại trường, cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn.
Phụ huynh sẵn sàng cho con quay trở lại trường Phụ huynh mong con học mầm non và tiểu học được đến trường Phụ huynh mong muốn cho con đến trường khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin

Yên tâm khi con trở lại trường

Sáng 8/2, hơn 17 triệu học sinh trên cả nước quay trở lại trường học trực tiếp sau 9 tháng phải tạm dừng và chuyển sang học trực tuyến vì dịch COVID-19. Vui mừng, hồi hộp và háo hức là tâm trạng chung của học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh trong ngày đầu đi học trực tiếp.

Đa số cha mẹ đều đồng thuận cho con đến trường
Đa số cha mẹ đều đồng thuận cho con đến trường

Anh Nguyễn Thanh Dũng có con đang học lớp 8 trường THCS Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa, Hà Nội, chia sẻ: “Tôi không quá lo lắng vì dịch COVID-19. Với sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận của nhà trường, tôi thấy yên tâm khi đưa con trở lại trường học tập. Bản thân con đã được gia đình chuẩn bị tâm lý rất kỹ cũng như hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân nên thích ứng tốt trong ngày đầu đến lớp”.

Để chuẩn bị chào đón học sinh, không chỉ đảm bảo công tác phòng dịch, trường THCS Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, bảo đảm các phương án phòng chống dịch, trang thiết bị, hệ thống đường truyền mạng, máy chiếu, máy tính… Ngoài ra, các thầy cô còn trang trí lại khuôn viên, lớp học thật sạch đẹp để mang không khí mùa xuân ấm áp đến với học trò bởi đã quá lâu các con mới được đến mái nhà thứ hai của mình.

Các trường học đều chuẩn bị tốt công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh
Các trường học đều chuẩn bị tốt công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho học sinh

Chị Hà Kim Liên có con đang học lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: “Gia đình tôi đã chờ đợi ngày này lâu lắm rồi. Vì chất lượng học tập, sự phát triển toàn diện, con phải đến trường chứ không thể ở nhà mãi được. Hy vọng những thói quen, nề nếp sinh hoạt của con nhanh chóng được các cô rèn ổn định trở lại”.

Đi cùng với tâm lý yên tâm, tin tưởng, không ít phụ huynh vẫn còn lo lắng về sức khỏe của con em mình khi diễn biến dịch đang phức tạp. Tuy nhiên, đa số học sinh từ 12 tuổi trở lên đều đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi nên dù còn băn khoăn nhưng hầu hết phụ huynh đều đồng ý cho con đi học trở lại.

Mong muốn cho con ăn bán trú tại trường

Mặc dù nhiều trường đã cho học sinh đi học trực tiếp song việc tổ chức bán trú vẫn chưa được thực hiện do lo ngại dịch bệnh. Vì thế trong những ngày này, phụ huynh phải thay nhau đưa đón con buổi trưa, chuẩn bị đồ ăn cho con rồi lại tất tả đi làm.

Chị Đỗ Quyên có 2 con đang học lớp 7 và một con đang học lớp 2 trường Tiểu học và THCS Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, vừa tất bật buôn bán, vừa phải canh giờ để đưa đón hai con đi học và trông chừng cháu nhỏ học trực tuyến. Trước đây, ba bé học bán trú nên bố mẹ không phải lo lắng việc đưa đón. Năm nay, bố đi công tác xa, mẹ bận bán hàng, lo nội trợ và trông coi một bé đang học online tại nhà nên hai hôm đầu trở lại trường, chị Quyên đều không kịp đón 2 con cấp THCS đúng giờ.

"Tôi mong muốn nhà trường tổ chức bán trú để các con trở lại học bình thường, có nề nếp, phụ huynh cũng an tâm hơn. Nhiều khi cha mẹ bận đi làm, không có thời gian đưa đón, thời tiết lạnh thế này, đưa đón khiến bố mẹ và các con đều vất vả”, chị Quyên nói.

Không ít phụ huynh mong muốn cho con ăn bán trú tại trường để không phải vất vả đưa đón con
Không ít phụ huynh mong muốn cho con ăn bán trú tại trường để không phải vất vả đưa đón con

Tuy nhiên, chị Quyên vẫn cảm thấy lo lắng khi con ăn uống nơi đông người. Chị Quyên cho rằng: "Nếu mở lại bán trú thì các học sinh lớp lớn đã có ý thức phòng dịch, trường học cũng trang bị kỹ các biện pháp phòng chống dịch, học sinh có thể đi ăn theo khung giờ và đảm bảo giãn cách... Ở lớp bé hơn, trường nên cho các con ăn tại lớp thay vì xuống nhà ăn ngồi tập trung. Như thế, tôi thấy an toàn hơn”.

Từ mai (ngày 10/2), học sinh tiểu học ở các huyện ngoại thành sẽ được đến trường. Đây là một niềm vui với thầy, trò và cả phụ huynh. Tuy nhiên, không ít ý kiến đang lo ngại về việc sẽ đưa đón con như thế nào khi con chỉ học một buổi mà không bị ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ.

Theo chia sẻ của ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, việc ăn bán trú đang được Sở xem xét và đề xuất UBND TP phê duyệt: “Thời gian tới Sở sẽ đề xuất UBND thành phố về vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh từ lớp 1-6 học bán trú trở lại”.

Tại cuộc họp giao ban báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022 ngày 8/2, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, khi đưa các em trở lại trường cũng phải đánh giá đến phụ huynh học sinh; Đặc biệt là các em nhỏ cần phải ăn bán trú như mầm non và tiểu học.

Nếu chỉ cho các em học nửa ngày còn nửa ngày đón về sẽ ảnh hưởng đến giờ làm của phụ huynh. Vì thế, Bộ GD&ĐT sẽ có cuộc làm việc với thành phố Hà Nội liên quan đến vấn đề ăn bán trú khi học sinh, trẻ em được trở lại trường học trực tiếp.

Học sinh tiểu học tại các quận nội thành sẽ đi học trực tiếp từ ngày 21/2

Trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện nay, Thường trực Thành ủy đã có chủ trương cho học sinh từ lớp 1 đến 6 tại 12 quận Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 21/2.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và Thành ủy, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai từng bước cho học sinh trên toàn thành phố trở lại trường học.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 7/2, học sinh khối 9 và khối 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến trường theo kế hoạch trước đó. Được sự đồng ý của UBND TP, học sinh khối 7, 8, 10, 11 (cấp THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên) đến trường từ ngày 8/2.

UBND TP Hà Nội cũng đã thống nhất chủ trương bước đầu, từ ngày 10/2 sẽ có thêm học sinh tiểu học và lớp 6 tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp do học sinh cấp học này ở 18 huyện, thị xã chủ yếu ở cùng một địa bàn, như vậy sẽ đảm bảo an toàn khi triển khai học trực tiếp.

Sau khi cho học sinh từ lớp 1 đến 6 tại 18 huyện ngoại thành đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá sơ bộ. Nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tỉ lệ tiêm vaccine của các em học sinh từ lớp 7 trở lên đạt 99% trên địa bàn toàn thành phố và công tác phòng chống dịch được duy trì, ổn định, cũng như các ca nhiễm có xu hướng giảm thì sẽ có kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến 6 tại 12 quận nội đô được đến trường, dự kiến là vào ngày 21/2.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm