Tag

Phụ huynh loay hoay tìm nơi học thêm cho con cuối cấp

Giáo dục 12/02/2025 13:10
aa
TTTĐ - Cho đến nay, nhiều trường đã thông báo đến phụ huynh dừng hoạt động dạy thêm cho học sinh, bao gồm cả các lớp cuối cấp. Trước vấn đề này, nhiều phụ huynh có con học lớp 9, lớp 12 đang lo lắng tìm nơi học để bổ trợ kiến thức cho con.
Phụ huynh gửi gắm kỳ vọng đến ngành Giáo dục Phụ huynh hiện đại chọn trường cho con như thế nào?

Cha mẹ lo lắng đủ đường

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT quy định, từ ngày 14/2, hoạt động dạy thêm tại nhà trường sẽ không được thu phí và chỉ dạy học sinh có kết quả học tập môn học cuối kỳ liền kề ở mức chưa đạt, những em được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Thông tư này có hiệu lực vào giữa tháng 2, cũng là thời điểm thầy và trò các trường THCS, THPT đang dồn sức chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT đang cận kề.

Cha mẹ có con học cuối cấp đang lo lắng tìm nơi học thêm cho con
Cha mẹ có con học cuối cấp đang lo lắng tìm nơi học thêm cho con

Việc dừng học thêm tại trường khiến nhiều học sinh, phụ huynh như “ngồi trên đống lửa”, gấp rút tìm chỗ học mới để ôn tập, nhất là khi thông tư cũng quy định giáo viên sẽ không được dạy chính học sinh của mình ngay cả ở ngoài nhà trường.

Chị Nguyễn Thị Hoa ở quận Cầu Giấy năm nay có con học lớp 9 chia sẻ: “Con tôi đang học ôn thi các môn Toán, Văn, Anh tại trường. Tôi thấy con học các cô rất tốt nên cũng không cần ra ngoài học thêm nữa. Chỉ còn vài tháng nữa là thi mà lại bị dừng lại. Trong khi kỳ thi vào lớp 10 rất khốc liệt, nếu không học thêm, tôi nghĩ con không thể đỗ được vào trường công lập. Tôi thực sự thấy lo ngại và không biết tìm ở đâu giáo viên dạy con hợp như các cô ở trường”.

Anh Đinh Ngọc Đăng ở quận Long Biên cũng cho biết: “Con tôi đang học lớp 12. Cháu cũng đang ôn thi Toán, Văn tại trường. Tôi thấy rất ổn và yên tâm khi con được học thầy, cô phù hợp. Bây giờ chỉ còn vài tháng nữa thi mà phải đi tìm chỗ học thêm khác, quá gấp gáp và khó khăn”.

Không chỉ là lo lắng của học sinh cuối cấp, với quy định của thông tư 29, giáo viên dạy giỏi mà cha mẹ tin tưởng cũng không được dạy thêm theo nhu cầu khi đã dạy con mình ở trường. Bên cạnh đó, với những học sinh lớp 6,7, nhiều cha mẹ cũng đang đau đầu vì quản con như thế nào khi con chỉ học buổi sáng, buổi chiều về nhà.

Chị Lê Quỳnh Hương ở quận Đống Đa bày tỏ: “Con tôi đanng học lớp 6, bình thường tôi gửi con ở trường để thầy cô kèm bổ trợ cả kiến thức và năng khiếu, đến chiều bố mẹ đi làm về thì đón. Bây giờ con về nhà buổi chiều, bố mẹ đều đi làm thì quản con như thế nào? Để con ra ngoài chơi thì không yên tâm, mà con ở nhà không xem ti vi thì lại nghịch điện thoại, máy tính, chơi game… Vài bữa nay chúng tôi lại đang đi tìm người trông con buổi chiều. Thà rằng bổ trợ kiến thức ở trường buổi chiều để tối về nhà con chỉ chơi và nghỉ ngơi, bố mẹ lại quản được con còn tốt hơn là cho con về nhà mà không có người quản lý”.

Nhiều cha mẹ bày tỏ lo ngại, con học buổi sáng, buổi chiều ở nhà khôgn có người trông nom

Nhiều cha mẹ bày tỏ lo ngại, con học buổi sáng, buổi chiều ở nhà không có người trông nom

Có thể nói, cấm dạy thêm là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên cấm cấp học nào và những trường hợp nào là phù hợp, còn với trường hợp ôn thi và có nhu cầu thực sự thì không nên quá cứng nhắc.

Cấm dạy thêm: Cần xử lý vấn đề từ gốc

Tại trường THPT Lý Thường Kiệt, cho đến thời điểm này, nhà trường đã có những tính toán cụ thể theo hướng dẫn của Sở và BộGD&ĐT. Theo ông Dương Hai Bảy Mươi, hiệu trưởng nhà trường, sau ngày 14/2, nhà trường chỉ dạy học sinh giờ chính khoá. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã phân loại học sinh, đối với những em có sức học yếu, nhà trường tổ chức dạy thêm miễn phí, kinh phí trả cho giáo viên sẽ trích từ ngân sách của nhà trường. Còn học sinh có sức học đạt chuẩn, các em có nhu cầu thì tự ra ngoài tìm học thêm.

Nhiều trường THCS cũng đã đưa ra thông báo, hết ngày 14/2, sẽ dừng lại việc dạy thêm tại nhà trường. Theo đó học sinh sẽ chỉ còn học 1 buổi sáng hoặc chiều. Thời gian còn lại là ở nhà, gia đình tự quản lý.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho rằng, thông tư nhằm siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm, hướng tới một môi trường giáo dục lành mạnh, giảm áp lực học tập không cần thiết cho học sinh. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, trong đó chú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy thực tế rằng nhu cầu học bổ trợ kiến thức, đặc biệt với học sinh cuối cấp, là có thật. Vì vậy, việc thực hiện Thông tư này cần có lộ trình cụ thể, kết hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử, nâng cao chất lượng dạy học chính khóa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh và nâng lương cho giáo viên để đảm bảo cuộc sống”, ông Lê Đức Thuận chia sẻ.

Thông tư cần có lộ trình kết hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử
Thông tư cần có lộ trình cụ thể, kết hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử...

Ở góc độ là một người thầy, vị trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho rằng, việc cấm dạy thêm hoàn toàn, đặc biệt ở cấp THCS và THPT, có thể xem là hơi cứng nhắc, vì học sinh cuối cấp có nhu cầu học thêm để thi chuyển cấp hoặc đại học. Ở lớp 9 và lớp 12, các em cần ôn luyện nhiều hơn để thi vào các trường công lập tốp đầu, trường chuyên hoặc đại học. Vì vậy, nếu cấm dạy thêm, học sinh phải tìm đến các trung tâm hoặc học trực tuyến nhưng không phải lúc nào chất lượng cũng đảm bảo bằng thầy cô tại trường - những người hàng ngày gắn bó, đồng hành với các em, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc tiếp thu kiến thức và khả năng học tập của các em học sinh.

Nhiều phụ huynh cho rằng, thay vì cấm dạy thêm hoàn toàn, có thể cho phép tổ chức lớp ôn tập, bồi dưỡng có kiểm soát trong trường. Nhà trường có thể tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho học sinh cuối cấp, với mức phí hợp lý, đúng theo quy định, do chính các giáo viên đã được kiểm duyệt trình độ giảng dạy. Điều này giúp học sinh được học với thầy cô chất lượng mà vẫn đảm bảo minh bạch.

Ngoài ra, các trường cần khuyến khích mô hình học nhóm, hướng dẫn tự học trong trường. Nhà trường có thể tạo điều kiện cho học sinh học nhóm, được giáo viên hướng dẫn mà không cần thu phí hoặc với chi phí hợp lý. Điều này vừa giúp học sinh có môi trường học tập tốt, vừa tránh tình trạng học thêm tràn lan mà cha mẹ có thể yên tâm gửi con để đi làm.

Đọc thêm

Quảng Nam: Đảm bảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 an toàn, minh bạch Giáo dục

Quảng Nam: Đảm bảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 an toàn, minh bạch

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh.
Chắp cánh ước mơ chinh phục tiếng Anh cho người Việt Giáo dục

Chắp cánh ước mơ chinh phục tiếng Anh cho người Việt

TTTĐ - S-Global Scholarship 2025 vừa công bố tài trợ 1.500 suất học IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến, hỗ trợ học phí tới 65%, tổng giá trị tài trợ 45,6 tỷ đồng. Chương trình do SunUni Academy khởi xướng và phối hợp cùng nhiều đối tác uy tín, đã chính thức được triển khai.
TP Hồ Chí Minh: Phát động cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025 Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Phát động cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025

TTTĐ - Sáng 26/4, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ trẻ và Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi Tài năng Anh ngữ năm 2025 - Speak Hero, Chủ đề “Where young voices inspire a stronger Vietnam”.
Kết nối công nghệ, làm chủ xu hướng tài chính số Nhịp sống trẻ

Kết nối công nghệ, làm chủ xu hướng tài chính số

TTTĐ - Trước sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động tài chính bởi ngân hàng số, ví điện tử, blockchain, trí tuệ nhân tạo, Công nghệ tài chính (Fintech) đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn nhất hiện nay. Nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế số, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ tài chính với mục tiêu cung cấp cho sinh viên hành trang vững chắc để trở thành những chuyên gia tài chính số trong tương lai.
Hà Nội tiên phong lan tỏa tinh thần học tập, kiến tạo tri thức Giáo dục

Hà Nội tiên phong lan tỏa tinh thần học tập, kiến tạo tri thức

TTTĐ - Ngày 26/4, tại Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Diễn đàn Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập với chủ đề “Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng”.
6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan Giáo dục

6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan

TTTĐ - Sáng 26/4, thông tin tới báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, cả 6 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 đều đoạt Huy chương Vàng.
Hà Nội ổn định thi, tuyển sinh dù thay đổi đơn vị hành chính Giáo dục

Hà Nội ổn định thi, tuyển sinh dù thay đổi đơn vị hành chính

TTTĐ - Từ ngày 1/7, bộ máy mới của chính quyền sau sắp xếp trên toàn thành phố sẽ chính thức vận hành, tuy nhiên, điều này không làm xáo trộn kế hoạch thi, tuyển sinh của thành phố Hà Nội đã được công bố trước đó.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Xem thêm