Tag

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Nông thôn mới 10/07/2019 11:03
aa
TTTĐ - Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích trồng trọt và đàn vật nuôi lớn, ngoài việc cung cấp các sản phẩm chính cho người tiêu dùng, còn có lượng lớn phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân lá ngô, rễ các loại cây rau màu... nếu không tái sử dụng, nguồn phế phụ phẩm này sẽ rất lãng phí, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, những năm qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để phụ phẩm nông nghiệp được sử dụng hữu hiệu, thiết thực hơn.

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Mô hình sản xuất rau mầm tại Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Thanh Hà (xã Ninh Sở, Thường Tín Hà Nội)

Bài liên quan

Việt Nam nghiên cứu thành công vắc xin phòng dịch tả lợn Châu phi

“Nhà sạch, vườn đẹp, ngõ văn minh” nhờ Nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc

Khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm số một

Nhiều lợi ích thiết thực

Những năm gần đây, huyện Mỹ Đức đã xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trong trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Kết quả cho thấy, bằng phương pháp này, năng suất khoai tây đạt 20 tấn/ha, cao hơn so với phương pháp thông thường 1,5 lần, gốc rạ phân hủy nhanh sau 50 ngày, đạt 70%. Đặc biệt, mô hình giúp nông dân giảm số lần bón phân và không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng độ phì của đất...

Không chỉ ở Mỹ Đức, tại nhiều huyện trên địa bàn thành phố như Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín... người dân cũng đang sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để trồng nấm, trồng đậu tương hoặc xử lý thành chế phẩm phục vụ trồng các loại cây, rau màu... Đơn cử như mô hình tái sử dụng giá thể các loại rau mầm để làm phân bón sinh học tại Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Thanh Hà (xã Ninh Sở, Thường Tín Hà Nội).

Chị Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Thanh Hà ở thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín cho biết: Năm 2013, nắm bắt được nhu cầu của thị trường đòi hỏi những thực phẩm sạch, gia đình tôi đã xây dựng một khu sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 7.000m2 và 1.000m2 nhà lưới để ươm giống. Hiện nay, cơ sở đang chuyên canh trồng xà lách các loại như: Icebert, Lollo tím, Lollo xanh, Romanie... Tất cả các giống rau đều được nhập khẩu từ Hà Lan, chất lượng và năng suất cao.

"Ngoài phần rau cung cấp cho người tiêu dùng, những giá thể sau khi được sử dụng có lẫn rễ rau mầm sẽ được ủ hoai mục, tái sử dụng làm phân hữu cơ bón cho lứa rau mới, vì những giá thể này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhờ những biện pháp canh tác khoa học nên năng suất cây trồng luôn bảo đảm ở mức cao. Ước tính, thu hoạch rau mỗi năm của chúng tôi đạt 55 tấn, sản lượng cung cấp ra thị trường 150kg rau/ngày. Ngay khi thu hoạch, rau sẽ vận chuyển đến công ty sơ chế, đóng gói bảo quản trong điều kiện tối ưu trước khi bán ra thị trường", chị Hà chia sẻ.

Ngoài nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt, nhiều địa phương còn tận dụng phế thải trong chăn nuôi để áp dụng vào các công trình khí sinh học. Đơn cử, tại huyện Ba Vì, Hội Nông dân xã Ba Trại đã tận dụng nguồn phế thải từ chăn nuôi bò, gia cầm để xây dựng hơn 40 hầm biogas. Để tận dụng nguồn phế phụ phẩm từ chăn nuôi, ngoài các hộ, trang trại chăn nuôi tự xây dựng hầm biogas, thành phố đã hỗ trợ một số trang trại chăn nuôi xử lý chất thải bằng hình thức sử dụng đệm lót sinh học và công nghệ xử lý lên men vi sinh.

Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Hứa Bá Trình cho biết, huyện tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT) xây dựng các mô hình sản xuất có tận dụng nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp; đồng thời hướng dẫn nông dân thực hiện, bước đầu đạt hiệu quả khả quan...

Tránh lãnh phí nguồn nguyên liệu hữu cơ

Không chỉ có rơm rạ, việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi cũng đã phát huy hiệu quả. Trước kia, trấu và mùn cưa chỉ được sử dụng làm chất đốt hoặc thải ra môi trường gây ô nhiễm, còn bây giờ thì được dùng làm đệm lót.

Ông Trần Văn Dần - một hộ chăn nuôi ở xã Tự Nhiên, Thường Tín (Hà Nội) cho biết: Việc sử dụng những phế phẩm này giúp giảm chi phí từ khâu dọn chuồng, tiết kiệm điện, nước, vật nuôi khỏe mạnh, mau lớn, giảm tỷ lệ chết đối với gia cầm. Còn chăn nuôi lợn trên đệm lót, sau nhiều lứa, người dân có thể tái sử dụng chất thải từ đệm làm phân bón hữu cơ cho vườn cây ăn trái hoặc bán lại cho nhà vườn và có thêm thu nhập. Ngoài mùn cưa, bà con còn có thể thay thế bằng xác bã mía để giảm được chi phí đầu tư. Nếu nuôi 7-8 con lợn thịt sẽ tận dụng lượng trấu, bã mía của 1 sào ruộng hay 1 sào đất trồng mía. Như vậy, nếu nuôi trên đệm lót ở tất cả 120.000 con heo của cả huyện thì sẽ tận dụng được khoảng 4,5 triệu tấn phế phẩm, giải quyết được khối lượng phế phẩm đáng kể.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, tính đến hết năm 2018, toàn thành phố có hơn 648 cơ sở sử dụng đệm lót sinh học; 159.630 cơ sở xây dựng công trình biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Các hình thức xử lý, sử dụng phế phụ phẩm nói trên đã góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Mỗi năm Hà Nội có khoảng 1,8 triệu sinh khối phế phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo, trong đó có 1,44 triệu tấn rơm rạ, 240.000 tấn trấu, 120.000 tấn cám... Tuy nhiên, khoảng 500.000 tấn rơm rạ bị đốt bỏ (chiếm hơn 30% tổng lượng rơm rạ), vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn nguyên liệu hữu cơ. Ngoài lúa, hàng năm, lượng phế phụ phẩm từ cây ngô cũng tương đối lớn với khoảng 11.000 tấn (lõi, bẹ, thân, lá), trong đó chỉ có 20% trong số này được ủ làm thức ăn chăn nuôi, lượng lớn còn lại, nông dân bỏ tại ruộng, rất lãng phí.

"Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội là một trong những địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với gần 30 triệu con, nguồn chất thải rắn lên tới 11,4 triệu tấn, song việc sử dụng nguồn phế phụ này còn hạn chế. Hầu hết người chăn nuôi chưa nhận thấy nguồn lợi từ nguồn phế phụ hoặc chưa được tiếp cận với kỹ thuật ứng dụng khoa học trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp. Nhằm khắc phục tình trạng này, hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trong trồng nấm, đậu tương, khoai tây. Đồng thời, đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại các huyện có diện tích trồng trọt và quy mô chăn nuôi lớn", Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm