Tag

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

Nông thôn mới 01/07/2024 15:12
aa
TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Ngày hội đặc sản của cả nước tập trung về Thủ đô Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng 80 gian hàng tham gia Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội Mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đặc sản 3 tháng thỏa sức thưởng thức đặc sản trái cây Nam Bộ

Nhằm quảng bá, giới thiệu các giống mít đặc sản Hà Nội, từ đó thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tạo đầu ra ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mít, dự kiến từ ngày 4 - 8/7/2024, tại thị xã Sơn Tây, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tổ chức Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024. Đây là Hội thi mít quy mô cấp thành phố lần đầu tiên được tổ chức.

Trong buổi sáng 1/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.

Hội thi có sự tham gia của 17 đội thi đến từ 7 huyện, thị xã: Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Sóc Sơn (riêng thị xã Sơn Tây có 10 đội thi đến từ 9 xã, phường và Lữ đoàn 45).

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản
Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thi. Ảnh: Ánh Dương

Vòng sơ khảo có 2 nội dung: Chấm thi clip và chấm thi thuyết trình. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng tham quan một số di tích lịch sử và vườn mít trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết: Việc bảo tồn nguồn gen quý về giống mít bản địa luôn được Hà Nội đặc biệt quan tâm.

Thống kê năm 2023, diện tích cây ăn quả của toàn thành phố là 20.359ha; sản lượng đạt 312.374 tấn. Phân bố cây ăn quả đa dạng tại các vùng đồi gò, vùng bãi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống... Trong đó, diện tích trồng mit trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là 1.135ha, năng suất bình quân đạt 147,23 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 14.075 tấn/năm, hiệu quả đạt hơn 280 tỷ đồng/năm.

Mít được trồng tập trung ở một số huyện, thị xã như Sơn Tây (105ha), Phúc Thọ (55ha), Ba Vì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đông Anh, Thanh Oai...

Các giống mít được trồng khá đa dạng và phong phú về chủng loại, bên cạnh những giống mít truyền thống như mít dai, mít mật, mít na còn có một số giống mít nhập nội với đặc điểm ra quả sớm, quả sai như mít Thái da xanh, mít nghệ siêu sớm, mít ruột đỏ Malaysia, mít ruột đỏ Indonesia.

Tuy nhiên, chất lượng về độ giòn, độ ngọt, mùi thơm của các giống mít đặc sản truyền thống của các địa phương như mít dai Sơn Tây, mít dai Cổ Loa - Đông Anh, mít Na Ba Vì... vẫn có sự vượt trội, ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản
Đội xã Cổ Đông tham gia thi.

Theo quy định, mỗi đội dự thi vòng sơ khảo có 5 thành viên tham gia. Cây mít dự thi phải là giống mít dai truyền thống (mít ta), tuổi cây từ 10 năm trở lên nếu là cây trồng bằng hạt, 8 năm trở lên đối với cây ghép và phải có ít nhất 3 năm cho quả liên tục, ổn định; cây sinh trưởng khỏe, xanh tốt, tán cây phát triển cân đối; năng suất đạt 150kg quả/cây, độ đồng đều về hình dạng, kích thước các quả trên cây hơn 70%.

Quả mít dự thi phải chín tự nhiên, có mùi thơm, không dùng thuốc để dấm gây chín ép, không có bất kỳ mùi vị lạ nào, gai quả đều, màu vỏ quả đẹp tự nhiên, không bị vẹo, không bị khuyết lõm, không bị sâu, không bị nứt.

Tại hội thi, Đội thi xã Phú Sơn (đơn vị đại diện của huyện Ba Vì) mang đến sản phẩm mít na, được trồng trên địa bàn xã từ hàng trăm năm qua.

Năm 2015, mít na Ba Vì được Trung tâm giống cây trồng và công nghệ nông nghiệp - Hội giống cây trồng Việt Nam chọn lựa nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng để khai thác mắt ghép, phục hồi, phát triển giống mít có chất lượng cao ở Hà Nội và các vùng phụ cận (theo dự án QSEAP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Kết quả, có 5 cá thể mít na của huyện Ba Vì được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội công nhận là cây đầu dòng.

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản
Cây mít dự thi phải là giống mít dai truyền thống (mít ta), tuổi cây từ 10 năm trở lên nếu là cây trồng bằng hạt

Đội thi Lữ đoàn 45 - Binh chủng Pháo binh (đóng quân trên địa bàn thị xã Sơn Tây) có diện tích trồng mít hơn 2ha và đang tiếp tục được mở rộng, gồm nhiều giống mít như: Mít ta dai, mít thái, mít mật… Trong đó chủ yếu là giống mít ta dai. Tuổi đời các cây mít được trồng trung bình từ 15 năm đến 79 năm. Mỗi cây, có từ 20 - 40 quả, trọng lượng từ 5 - 15kg/quả.

Mít được Lữ đoàn 45 thu hoạch, bảo quản, chế biến ra nhiều sản phẩm như thạch mít, xôi mít... sử dụng trong bữa ăn của bộ đội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, chiến sĩ...

Còn Đội thi xã Cổ Đông mang đến hội thi sản phẩm mít ta và mít na. Mít là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã với khoảng 30.000 cây, trồng trên diện tích 40ha. Mít Cổ Đông nổi tiếng thơm ngon, tiêu thụ tốt và chưa bao giờ phải "giải cứu". Nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm từ mít. Cổ Đông phấn đấu xây dựng mít là sản phẩm OCOP của địa phương.

Kết thúc vòng thi sơ khảo, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh, Phó Trưởng ban tổ chức hội thi cho biết, các đội tiếp tục tham gia vòng thi chung khảo, được tổ chức ngày 5-7 với nội dung chấm trang trí, gian hàng và giới thiệu của các đội thi. Trên cơ sở tổng điểm đánh giá từ các vòng thi, Ban tổ chức sẽ lựa chọn, trao thưởng cho các đội đoạt giải Đặc biệt, Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích.

Đọc thêm

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm