Tag

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Nông thôn mới 05/02/2020 18:30
aa
TTTĐ – Từ hôm nay (5/2) đợt lấy nước thứ 2 cho gieo cấy vụ Xuân 2020 đã bắt đầu. Để bổ sung nguồn nước cho hệ thống sông phục vụ nhân dân lấy nước gieo cấy, trong hai ngày qua, các hồ chứa thủy điện đã tăng cường phát điện. Dự kiến, đợt lấy nước thứ 2 sẽ kéo dài 8 ngày (từ ngày 5 - 12/2/2020).

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Người dân tại các địa phương tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Bài liên quan

Gần 70% diện tích gieo cấy trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nước

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Hà Nội: Bảo đảm trữ nước phục vụ gieo cấy

Diện tích gieo cấy có nước của Hà Nội đạt khoảng 67%

Tính đến ngày 4/2, ba hồ chứa thủy điện cung cấp nước chống hạn chính cho vụ Xuân 2020 là: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, đã xả tổng cộng 1.026,3 triệu mét khối nước nhằm bổ sung nguồn nước cho gieo cấy. Trong đó, riêng hồ Hòa Bình đã xả 632,7 triệu mét khối nước.

Nhờ nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, đến nay, đã có khoảng 480.058ha diện tích canh tác vụ Xuân 2020 của 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã có nước, đạt gần 90,4% kế hoạch. Trong đó, có 3 địa phương đã lấy đủ nước là: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng.

Cụ thể, ba tỉnh, thành phố lấy đủ nước là Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng. Trong khi, tỷ lệ ruộng đồng có nước của các địa phương khác cũng đạt rất cao. Cụ thể là: Phú Thọ (89%), Bắc Ninh (90%), Hưng Yên (98%), Hải Dương (88%), Thái Bình (99%), Nam Định (94%), Ninh Bình (92%).

Riêng TP Hà Nội, diện tích có nước gieo cấy vụ Xuân 2020 đến sáng 5/2 đạt trên 64.670ha, bằng gần 72% kế hoạch. Trong đó, nhiều địa phương đã cơ bản lấy đủ nước như: Nam Từ Liêm, Đan Phượng, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Thanh Trì.

Hiện, thành phố đang tiếp tục chỉ đạo 4 doanh nghiệp thủy lợi vận hành 179 trạm bơm, với tổng số 300 tổ máy bơm các loại; tổng công suất 396.500m3/h, tập trung lấy nước, trữ nước vào hệ thống kênh mương, ruộng đồng, phục vụ đổ ải, gieo cấy vụ Xuân…

Cùng với tổ chức lấy nước, Hà Nội cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã vận động nông dân tích cực xuống đồng sản xuất. Đến nay, diện tích canh tác vụ Xuân 2020 được làm đất đã đạt khoảng 52.190ha (bằng 58% kế hoạch). Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất.

Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất
Bà con nhân dân tại một số huyện trên địa bàn thành phố đã tiến hành gieo cấy được trên 16.100ha, đạt gần 18% kế hoạch sản xuất

Trên cơ sở cân đối nhu cầu và khả năng lấy nước của các khu vực từ dòng chảy bổ sung tại các hồ chứa thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ nguyên thời gian lấy nước tổng cộng 8 ngày (từ 0 giờ ngày 5/2 đến 24 giờ ngày 12/2/2020).

Tuy nhiên, Bộ sẽ điều chỉnh mực nước hệ thống sông Hồng trong đợt lấy nước thứ 2. Cụ thể: Từ 0 giờ ngày 5/2 đến 24 giờ ngày 7/2 (3 ngày đầu đợt lấy nước) và từ 0 giờ ngày 11/2 đến 24 giờ ngày 12/2 (2 ngày cuối): Tại Trạm Thủy văn Sơn Tây đạt từ 2,5m; Từ 0 giờ ngày 8/2 đến 24 giờ ngày 10/2 (3 ngày): Tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt từ 2m.

Để công tác lấy nước đạt hiệu quả cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty khai thác công trình thủy lợi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường tổ chức lấy nước để bảo đảm hoàn thành kế hoạch lấy nước trong đợt 2. Đặc biệt chú ý ở các khu vực hiện có diện tích đủ nước thấp như: thành phố Hà Nội (các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Gia Lâm, Quốc Oai); tỉnh Hưng Yên (các huyện: Mỹ Hào, Ân Thi); tỉnh Hải Dương (các huyện: Cẩm Giàng, Kim Thành, Nam Sách)… Cùng với đó, các tỉnh, thành phố cần tổ chức vận động, hướng dẫn bà con nông dân tập trung thực hiện việc làm đất, chống thất thoát nước cho những diện tích đã được cấp đủ nước.

Chủ động các phương án ứng phó với biến đổi khí hậu

Trước những khó khăn, thách thức do thời tiết gây ra trong những năm vừa qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó Hà Nội đã chủ động chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng tại những vùng cao, khó tiếp cận được nguồn nước.

Cụ thể, ngay trong năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã khuyến cáo nông dân tập trung cấy trà xuân muộn, bắt đầu từ ngày 4/2 và hoàn thành trước ngày 5/3. Thời gian gieo sạ bắt đầu từ ngày 10/2 đến ngày 20/2; không gieo cấy vào những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C… Cùng với đó, nhiều nơi trên địa bàn thành phố đã chủ động thực hiện các giải pháp sản xuất vụ xuân theo đặc thù địa phương.

Các địa phương đang tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy
Các địa phương đang tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), vụ xuân 2020, huyện tiếp tục hỗ trợ nông dân kinh phí cấy lúa bằng máy, chuyển đổi mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và trồng mới cây ăn quả… Tương tự, các huyện: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn… đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa gặp khó khăn về nguồn nước sang trồng các loại cây rau màu, cây trồng sử dụng ít nước nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, các huyện cũng lưu ý nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng phải gắn dự báo nhu cầu của thị trường...

Nói về những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chuyển đổi 7.747ha và dự kiến trong năm 2020 sẽ chuyển đổi thêm 660ha đất trồng lúa khó khăn về nguồn nước sang cây trồng cạn, ít tiêu hao nước.

Đồng thời, Sở cũng tham mưu UBND thành phố đầu tư xây dựng hệ thống lấy nước không phụ thuộc nguồn điều tiết của các hồ thủy điện; tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích nông dân canh tác lúa sinh thái, quản lý dịch hại tổng hợp, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ nữa, những hiện tượng thời tiết cực đoan, trái với quy luật đang từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực tới ngành Nông nghiệp và người nông dân. Thực tế này đòi hỏi ngành Nông nghiệp Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung cần chủ động, quyết liệt triển khai các giải pháp ứng phó, thích nghi cả trước mắt và dài hạn, để hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo đảm phát triển bền vững.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm