Tag

Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”

Tư vấn pháp luật 10/10/2022 20:53
aa
TTTĐ - Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin cùng tâm lý muốn có thêm thu nhập trang trải việc học hành ở thành phố của nhiều tân sinh viên từ các tỉnh, thành về Hà Nội nhập học, nhiều chiêu trò lừa đảo mới nhắm đến đối tượng này xuất hiện, đe dọa cuộc sống của tân sinh viên.
Những điều tân sinh viên cần lưu ý trước khi vào năm học mới Tràn ngập sắc màu thanh xuân với bộ ảnh chào tân sinh viên trường Báo

Cẩn thận trước thủ đoạn của “đa cấp”

Là tân sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội, Nguyễn Minh Thi (quê Việt Yên, Bắc Giang) tâm sự, hoàn cảnh kinh tế gia đình em không mấy khá giả. Chính vì vậy, cùng với niềm vui khi đỗ vào trường, Thi mang theo không ít lo âu với khoản tiền học phí, chi phí nhà trọ và ăn uống ở Hà Nội.

Tân sinh viên này chia sẻ: “Em có dự định khi ổn định nhập học và nơi ở sẽ làm thêm để phụ giúp bố mẹ trang trải chi phí sinh hoạt. Mấy ngày nay, thông qua tìm hiểu qua mạng xã hội, các group, em thấy có khá nhiều thông tin tuyển dụng sinh viên làm thêm với thu nhập khá hấp dẫn. Tuy nhiên, em cũng hơi băn khoăn, lo ngại do chưa hiểu cuộc sống ở đây nên chưa quyết định chính thức”.

Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”
Tân sinh viên cảnh giác với bẫy lừa đảo “việc nhẹ lương cao”. Ảnh minh họa

Theo lời chia sẻ của Thi, có rất nhiều công việc làm thêm được quảng cáo là linh hoạt, không tốn thời gian qua mạng xã hội tiktok, facebook, zalo như tăng tương tác trên các kênh bán hàng, hỗ trợ mua đơn hàng qua shopee. Tuy nhiên, để có thu nhập, Thi cần phải bỏ ra một số vốn ban đầu để tạo tài khoản, chuyển tiền mua hàng với đơn hàng ảo để tăng tương tác cho shop. Doanh thu sẽ được tính theo ngày với càng nhiều đơn hàng được đặt thành công thì thu nhập càng cao, có thể lên đến 500.000 - 1.000.000 đồng mỗi ngày.

Cũng giống như Thi, Trần Minh Vy (tân sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) cũng choáng ngợp bởi thị trường việc làm phong phú của đất Hà thành. Không ít những công việc được quảng cáo là “việc nhẹ, lương cao” với những mời chào hấp dẫn qua tờ rơi, các trang mạng xã hội tiếp cận đến sinh viên.

Phương thức tiếp cận phổ biến nhất của những đối tượng này là mời sinh viên đến tham dự các buổi hội thảo với quy mô hoành tráng lên đến hàng trăm người.

"Họ chia sẻ về cách kiếm tiền, một vài nhân viên mới cầm cục tiền lớn và nói đó là thu nhập của họ trong thời gian đầu”, Minh Vy nói.

Sau khi tư vấn và giới thiệu ít phút, học viên được chia đội và hô khẩu hiệu quyết tâm. Nhân viên cũ hướng dẫn người mới đi đóng phí và đăng ký nhận hàng, tài khoản. Nhiều tân sinh viên hào hứng bỏ ra 5 - 10 triệu đồng để mua hàng, tài khoản với mơ ước nhanh chóng nhân đôi, nhân 3 số tiền ấy lên.

Đừng mơ "việc nhẹ, lương cao"

Môi giới việc làm uy tín 100%, chi phí siêu rẻ, việc nhẹ lương cao... những quảng cáo hấp dẫn dễ khiến sinh viên mờ mắt, đưa liều tiền đặt cọc để được đi làm sớm.

Từng là nạn nhân của chiêu trò lừa đảo tưởng rằng không hề mới này, Nguyễn Thành Công (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cựu sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Tốt nhất khi tìm việc, các bạn hãy tìm các trung tâm uy tín, lên website chính thức và đặc biệt tránh xa những nơi yêu cầu bắt đặt cọc trước tiền để được đi làm.

Các bạn sinh viên nên lưu ý thông tin công việc rõ ràng, mức thu nhập phải tương đối, tránh các tổ chức yêu cầu đóng tiền thế chân, làm các giấy tờ mua hàng vì dễ sa vào bẫy”.

Theo Công, các công ty chính thống thường yêu cầu một bộ hồ sơ, trong khi những tổ chức đa cấp, lừa đảo thì khá dễ dãi về mặt thủ tục. “Các bạn nên lưu ý vì khi làm bất kỳ công việc gì cũng cần hồ sơ để nhà tuyển dụng nắm được thông tin, địa chỉ nhằm giao việc, hoặc một số tài sản liên quan đến công việc các bạn đang thực hiện. Sinh viên nên hạn chế tham gia những công ty, tổ chức bắt đóng tiền cọc hay đăng ký một số giấy tờ liên quan.

Thực tế khi đi làm, theo quy định không ai bắt đóng tiền cọc, các hình thức lừa đảo thì thường buộc người tham gia mua hàng hay đóng cọc mà không có thỏa thuận cụ thể", Công chia sẻ.

Cùng với những chiêu trò lừa đảo đậm màu sắc đa cấp, nhiều sinh viên bị lừa lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Tháng 9/2022, qua tài khoản Facebook, Lê Ngọc Ân nhận được tin nhắn của người quen nhờ bình chọn giúp con gái tham gia một cuộc thi kèm đường link. Truy cập theo hướng dẫn, Ân nhận được hướng dẫn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và cung cấp mật khẩu, mã OTP.

Đến đây, Ân chột dạ nghi ngờ và không nhập mật mã thì nick facebook kia một lát sau trở thành nick bị khóa. Sau đó, Ân được nhiều bạn bè chia sẻ về cách lừa đảo mới này. Nếu đăng nhập và liên kết tài khoản, số tiền trong tài khoản gốc có thể không cánh mà bay.

Không chỉ lừa đảo tân sinh viên với nhiều chiêu trò khác nhau, các đối tượng còn giả mạo nhà trường để gửi thông báo lừa đóng học phí thông qua hình thức chuyển khoản. Trước đó, Trường Đại học Văn Lang phát đi cảnh báo về việc giả mạo thông báo của nhà trường yêu cầu thí sinh chuyển khoản học phí.

Theo thông báo này, thí sinh/phụ huynh có thể đóng tiền nhập học theo hai hình thức: Chuyển khoản qua ngân hàng (kèm theo thông tin tên tài khoản là Đại học Văn Lang và số tài khoản tại PG Bank) với số tiền hơn 86 triệu đồng; hoặc đóng tiền mặt tại trường khi đến làm thủ tục nhập học. Thông báo ghi ngày 19/8/2022 có chữ ký của hiệu trưởng và đóng dấu của nhà trường.

Ngay sau đó, trường Đại học Văn Lang đã chính thức thông báo đây là thông tin giả mạo. Nhà trường hiện không ban hành bất cứ thông báo nào về việc đóng học phí đối với khóa 28 (năm học 2022-2023). Phụ huynh và thí sinh cần cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử chính thức của trường để tránh thiệt hại vì các thông tin giả mạo.

Trong trường hợp cần kiểm tra thông tin xác thực về học phí và thanh toán học phí nhập học, thí sinh và phụ huynh liên hệ với phòng kế toán hoặc phòng tuyển sinh và truyền thông của trường để được hỗ trợ. Trường Đại học Văn Lang công bố kết quả trúng tuyển, mời thí sinh nhập học sau ngày 15/9. Từ thời điểm này, nhà trường mới ban hành các hướng dẫn chính thức về đóng học phí nhập học cho tân sinh viên.

Theo đại diện nhà trường, để trang bị "bức tường lửa" trước những cái bẫy, các em sinh viên và tân sinh viên hãy quan tâm tới những câu lạc bộ ở các trường đại học, vì đây sẽ là môi trường tốt nhất để sinh viên sinh hoạt, nắm bắt nhiều thông tin chính thống và bổ ích.

Ngọc Minh

Đọc thêm

Khi người nổi tiếng tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng... Tư vấn pháp luật

Khi người nổi tiếng tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng...

TTTĐ - Danh tiếng là thứ tài sản vô hình, khi người nổi tiếng sử dụng danh tiếng để tiếp tay cho các hành vi gian dối, không chỉ cá nhân họ phải trả giá mà còn khiến cộng đồng người tiêu dùng trở nên hoài nghi, mất niềm tin vào thị trường.
Bài 2: Nền tảng xây dựng, thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới Tư vấn pháp luật

Bài 2: Nền tảng xây dựng, thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - PGS. TS. Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XIII, cho rằng, sự ra đời của Nghị quyết 66 sẽ tạo nền tảng trong xây dựng, thực thi pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu rất cao về thể chế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế Tư vấn pháp luật

Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế

TTTĐ - Sáng 14/5, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế”. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực thi hành án, thẩm định giá…
Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp Tư vấn pháp luật

Nhận diện công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp luôn là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, đặc biệt tại Hà Nội, nơi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải mọi công trình đều được phép xây dựng trên đất nông nghiệp và việc sử dụng đất sai mục đích có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Bài 1: Tư duy sáng tạo, hành động kịp thời, hiệu quả Tư vấn pháp luật

Bài 1: Tư duy sáng tạo, hành động kịp thời, hiệu quả

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Nghị quyết 66 quy định nhiều cơ chế đột phá; trong đó, tăng cường kiểm soát quyền lực; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp? Tư vấn pháp luật

Người dân cần làm gì khi có công trình xây dựng trên đất nông nghiệp?

TTTĐ - Việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp mà không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật phổ biến, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành đang đô thị hóa nhanh. Những công trình này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị tháo dỡ, phạt tiền nặng, mà còn gây ra nhiều hệ lụy pháp lý và tài chính lâu dài.
Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao! Tư vấn pháp luật

Đừng nghĩ vi phạm lúc “tranh tối tranh sáng” sẽ không sao!

TTTĐ - Cứ vi phạm đi, những lúc “tranh tối tranh sáng” như thế này không ai để ý đâu vì họ còn phải lo nhiều việc khác, mình làm xong rồi thì thôi, không ai phá được đâu, cùng lắm là phạt cho tồn tại. Đó là cách nghĩ của những đối tượng vi phạm, còn đối với nhà chức trách và sự thượng tôn pháp luật thì không phải vậy.
Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt? Tư vấn pháp luật

Xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phá dỡ nếu nộp phạt?

TTTĐ - Đối với các công trình, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trái phép mọc lên trên đất nông nghiệp, các địa phương gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình xử lý.
TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ Tư vấn pháp luật

TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, nhiều đối tượng xấu gia tăng các hoạt động lừa đảo dịch vụ du lịch, chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức.
Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất Pháp luật

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

TTTĐ - Những ngày qua, dư luận xã hội không khỏi hoang mang, bức xúc trước hành vi của các đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả vừa bị cơ quan chức năng triệt phá. Nhiều người nêu kiến nghị cần xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, thuốc giả để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Xem thêm