Tag

Tân sinh viên có phải là "tỷ phú thời gian"?

Giáo dục 13/10/2021 09:39
aa
TTTĐ - Dù bước vào môi trường học tập mới chưa lâu nhưng đến nay, nhiều tân sinh viên đã rất bận rộn với việc học hành.
Bảo vệ mắt khi học online gắn với mô hình trường học "hạnh phúc" Cựu sinh viên Học viện Tài chính giúp nguời có hoàn cảnh khó khăn vượt qua nCoV Một ngày của cô sinh viên học trực tuyến tại nhà

Ai rảnh cứ rảnh, bận vẫn bận

Lên đại học, tân sinh viên bước vào môi trường học tập mới, không có bố mẹ thúc giục học hành mỗi ngày. Cuộc sống xa nhà, hình thức học online khiến sự tự do của tân sinh viên càng lớn.

Bên cạnh đó, một bộ phận bạn trẻ lên đại học mang theo tâm lý nghỉ ngơi vì cho rằng mình vừa trải qua một kỳ thi vất vả, học sau cũng được… Vì thế, thực trạng tại những lớp học không giảng đường hiện nay, có bạn bận “vắt chân lên cổ” nhưng cũng có bạn rảnh đến mức là “tỷ phú thời gian”.

Tân sinh viên có phải là
Một buổi dạy online của giảng viên (Ảnh minh hoạ)

Đinh Lê Anh Tuấn, tân sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam quê ở Yên Bái đã vào học được 2 tuần. Gần nửa tháng làm quen lớp và cách học online của giảng đường đại học, không còn bị cô giáo kiểm tra, các bạn thúc ép hàng ngày như hồi học THPT, Tuấn càng thảnh thơi. Cậu lang thang khắp các trang mạng xã hội, nhóm nào, trang nào cũng nhảy vào like và bình luận dạo.

Đã thế, cứ chiều tối, Tuấn lại rủ bạn bè và một số hàng xóm cùng khu trọ đến phòng uống trà, đánh bài "giết thời gian” đến tận đêm muộn. Thời gian cứ chầm chậm trôi qua, thoáng cái mà đã được nửa tháng. Anh Tuấn vẫn tự tin cho biết: “Mình thích học với áp lực, đến gần ngày thi mình sẽ lao vào học ngày học đêm, kiểu gì chẳng đạt điểm qua môn”.

Ngược lại với Anh Tuấn, bạn Nguyễn Thảo Vy, tân sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết: “Mình vào học được hơn một tuần rồi, học online ở môi trường giảng đường đại học khác với THPT.

Ở đại học mình bận rộn kiểu khác, ngoài việc đọc sách về bài học, mình còn lên mạng để tìm hiểu kiến thức liên quan. Ngoài ra, mình luôn phải chuẩn bị tâm lý, bất cứ lúc nào giảng viên cũng có thể gọi lên thuyết trình trước cả lớp về vấn đề đang học. Người ta cứ bảo sinh viên năm thứ nhất vẫn còn nhàn nhưng mình thấy rất bận, hầu như rất ít thời gian để làm việc khác”.

Đừng dễ dãi với bản thân

Nhiều bạn sinh viên chủ động, tự giác học ngay từ năm đầu tiên
Nhiều bạn sinh viên chủ động, tự giác học ngay từ năm đầu tiên (Ảnh minh họa)

Anh Phạm Gia Thanh, Bí thư Đoàn trường, Phó trưởng Phòng Chính trị và Công tác sinh viên Đại học Lâm nghiệp cho rằng: “Nhiều tân sinh viên mang theo tâm lý nghỉ ngơi sau một thời gian đèn sách vất vả ở cấp THPT nhưng tôi cho rằng, vào đại học không phải là để nghỉ ngơi và học đại học không dễ dàng.

Bốn năm đại học cũng không nhiều để các em có thể thu nhập kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Cho nên, các tân sinh viên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào. Ngay từ những ngày đầu, các em hãy lên kế hoạch, đặt mục tiêu để phấn đấu”.

Bạn Nguyễn Thị Khánh Linh, sinh viên năm thứ 3, Khoa Toán - Tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm: “Mình nghĩ, thời gian 4 năm trong giảng đường rất ngắn, chúng ta phải cố gắng tận dụng để nạp đủ kiến thức cho công việc sau này.

Vì thế, mình luôn tận dụng thời gian để đọc sách, học thêm và tìm tòi kiến thức trên mạng xã hội. Ngoài ra, tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu và đặt câu hỏi là điều mình ưu tiên khi học online”.

Không chỉ học tập chăm chỉ, nhiều bạn sinh viên còn tích cực tham gia vào các hoạt động của Đoàn trường
Không chỉ bắt nhịp học tập nhanh, nhiều sinh viên còn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn trường (Ảnh minh họa)

Nhiều tân sinh viên chủ động và bắt nhịp nhanh với việc học tập trong một môi trường mới nhưng không ít bạn còn bỡ ngỡ, chưa quen. Tuy nhiên theo nhiều anh chị sinh viên ở những khoá trước, học online sẽ trở nên dễ dàng, hấp dẫn hơn nếu như chúng ta biết đưa ra những phương pháp học tập hợp lý.

Đặc biệt, bản thân mỗi người là phải chủ động, tự giác trong học tập. Bởi dù có phương pháp học hay, thầy cô đưa ra nhiều bài giảng sáng tạo mà sinh viên không tập trung, chủ động tìm hiểu kiến thức thì cũng không hiệu quả.

Cô Lê Thị Nhã, giảng viên Viện Báo chí, Học viện Báo Chí và Tuyên truyền cho biết: “Không chỉ tạo động lực học tập cho sinh viên, thầy cô phải là người dẫn dắt, kiến tạo tri thức cho các em. Thay vì chỉ giảng thông thường qua những slide, tôi luôn cố gắng tạo ra những hoạt động mới lạ, như việc để các em thuyết trình, tìm hiểu về vấn đề trong bài học hay đan xen những câu chuyện thực tế trong nghề để các em hình dung ra tương lai.

Bên cạnh đó, thầy cô lắng nghe những chia sẻ của học trò cũng là cách để tạo động lực cho sinh viên. Quan trọng hơn là bản thân các sinh viên phải nỗ lực và cố gắng dù ở bất kì hoàn cảnh nào”.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm