Tag

Tăng cường kiểm tra, quản lý các trang thông tin điện tử, xử lý tình trạng “báo hóa”

Xã hội 01/11/2022 17:40
aa
TTTĐ - Bên cạnh mặt tích cực là cánh tay nối dài của các cơ quan báo chí, lan tỏa thông tin chính thống trên môi trường mạng thì thời gian gần đây, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội cũng có chiều hướng gia tăng.
Xử lý nghiêm các trường hợp tung tin xấu độc, phản văn hóa trên mạng xã hội Hãy là người ứng xử văn minh trên mạng xã hội Giúp người trẻ vững vàng, ứng xử văn minh trên mạng xã hội Cử tri phản ánh tình trạng mạng xã hội lôi kéo người trẻ chìm đắm vào thế giới ảo Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số

Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trong nước là một trong những phương thức truyền thông phổ biến hiện nay. Bên cạnh mặt tích cực là cánh tay nối dài của các cơ quan báo chí, lan tỏa thông tin chính thống trên môi trường mạng thì thời gian gần đây, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội cũng có chiều hướng gia tăng. Nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị các đối tượng viết tin bài dưới dạng điều tra, phản ánh thông tin không có căn cứ để đe dọa, nhũng nhiễu… Điều này đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Tăng cường kiểm tra, quản lý các trang thông tin điện tử, xử lý tình trạng “báo hóa”
Bộ TT&TT tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm trong việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet

Dòng chảy thông tin khổng lồ

Theo thống kê, hiện nay ở nước ta có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động; Trong đó, 10 mạng xã hội có trên 1 triệu tài khoản đăng ký hoạt động và 27 mạng xã hội có lượng người truy cập (page view) mỗi tháng từ 1 triệu lượt trở lên. Zalo là mạng xã hội lớn nhất với khoảng 73,6 triệu tài khoản, Mocha khoảng 20,1 triệu tài khoản… Các trang này phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trên môi trường Internet còn tồn tại nhiều trang tin không rõ nguồn gốc, có tên miền quốc tế, đặt máy chủ tại nước ngoài cung cấp thông tin bằng tiếng Việt, từ các mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, quản lý các trang thông tin điện tử, xử lý tình trạng “báo hóa”
Ảnh minh họa

Những trang mạng nước ngoài, các nền tảng xuyên biên giới hoạt động như một kênh sản xuất, phân phối nội dung, chủ sở hữu các nền tảng lớn như Facebook (70 triệu tài khoản), YouTube (60 triệu tài khoản), Tiktok (45 triệu tài khoản)… thường đưa ra các quy định riêng để quản lý nội dung (gọi là tiêu chuẩn cộng đồng) và áp dụng chung trên toàn cầu, rất hạn chế tuân theo luật pháp quốc gia sở tại. Những trang mạng xã hội này có nhiều người Việt Nam sử dụng nhất.

Chính vì vậy, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng xuyên biên giới. Việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do các quy định, chế tài xử lý còn bất cập, chưa đầy đủ, đồng bộ.

Những giải pháp quản lý quyết liệt

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet.

Theo đó, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật điều chỉnh hiệu quả hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; Tạo hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động; Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với lĩnh vực Internet.

Đồng thời, Bộ TT&TT xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động của những trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các nền tảng trực tuyến trong và ngoài nước; Ban hành nhiều văn bản chỉ rõ những vấn đề tồn tại, bất cập trong hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và đưa ra các biện pháp chấn chỉnh đối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ này.

Tăng cường kiểm tra, quản lý các trang thông tin điện tử, xử lý tình trạng “báo hóa”
Thời gian gần đây, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có chiều hướng gia tăng

Bộ TT&TT cũng quyết liệt xử lý tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, từng bước hạn chế tình trạng này. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm tra, làm rõ dấu hiệu “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội được thực hiện quyết liệt, bài bản, đi vào trọng tâm, trọng điểm, thể hiện rõ sự quyết tâm của Bộ TT&TT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan để từng bước chấm dứt tình trạng nêu trên.

Từ năm 2019, Bộ TT&TT đã phối hợp với các Sở TT&TT triển khai một loạt các biện pháp cấp bách nhằm hạn chế tình trạng này. Cụ thể, Bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo gửi các đơn vị chức năng thuộc Bộ, Sở TT&TT yêu cầu siết chặt việc cấp phép, rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.

Theo đó, cơ quan chức năng không cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có tên miền sử dụng những từ ngữ có thể gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí; Đề nghị doanh nghiệp cam kết không sản xuất tin bài, hoạt động báo chí trên trang tin tổng hợp hoặc mạng xã hội của mình; Lập danh sách, tăng cường rà soát, theo dõi thường xuyên các trang tin tổng hợp và mạng xã hội có biểu hiện “báo hóa”, xử lý vi phạm, xem xét đình bản hoặc thu hồi giấy phép nếu tiếp tục vi phạm; Tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra hoạt động của một số trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có dấu hiệu “báo hóa” nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ TT&TT từ ngày 23 - 30/10/2022: Số tin, bài trên không gian mạng là 220.613 (866 nguồn tin); Số tin, bài trên cơ quan báo chí là 88.253 (305 nguồn tin); Số tin, bài về thị trường tài chính, trái phiếu, lạm phát là 6.250 tin, bài (234 nguồn tin).

Số liệu rà soát trên hệ thống lưu chiểu, lượng tin bài về thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu, lạm phát chiếm 7,08%.

Từ năm 2021, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức giao ban riêng với các cơ quan tạp chí (1 tháng/lần); Tổ chức định kỳ 6 tháng/lần giao ban với các trang thông tin tổng hợp, mạng xã hội (tập trung mời các trang tin điện tử và mạng xã hội có dấu hiệu “báo hóa” tham gia), thiết lập hệ thống kết nối trực tuyến qua ứng dụng với các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội.

Qua đó, cơ quan chức năng đã nhắc nhở, cảnh báo, chấn chỉnh, nêu rõ xu hướng, biểu hiện “báo hóa”; Công bố kết quả xử lý những trường hợp “báo hóa” trang tin và mạng xã hội để nâng cao hiệu quả răn đe, cảnh báo; Tăng cường công tác hậu kiểm, thường xuyên rà quét thông tin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm trong việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet.

Bên cạnh đó, Bộ cũng triển khai các hệ thống thu thập, đánh giá thông tin vi phạm trên môi trường mạng để thực hiện công tác giám sát như: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam; Hệ thống các đường dây nóng (hotline) và các phương tiện công nghệ thông tin (email, ứng dụng nhắn tin…) nhằm xử lý, chấn chỉnh, yêu cầu chấm dứt các hành vi đăng tải, chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật.

Quyết liệt đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới

Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng kiên quyết, kiên trì triển khai đấu tranh quyết liệt, buộc các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok, Apple, Netflix phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm... buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Bộ cũng đã chủ động rà quét, theo dõi, đo lường, đánh giá xu hướng thông tin trên mạng nhằm xác định, phát hiện các nguồn thông tin xấu độc, các vấn đề nóng dư luận quan tâm để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn.

Tăng cường kiểm tra, quản lý các trang thông tin điện tử, xử lý tình trạng “báo hóa”
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có khả năng rà quét 300 triệu thông tin/ngày

Nổi bật là việc thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có chức năng là đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước. Trung tâm có khả năng rà quét 300 triệu thông tin/ngày; Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ phát triển công cụ rà quét, nắm bắt dư luận xã hội trên mạng để cung cấp cho các Bộ, ngành, địa phương sử dụng.

Với những nỗ lực không ngừng, trong 9 tháng năm 2022, các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đã phối hợp với các Sở TT&TT xử lý 134 tên miền gây nhầm lẫn với cơ quan báo chí, 14 tên miền có dấu hiệu cung cấp thông tin quảng cáo cho các dịch vụ trò chơi điện tử có tính chất cờ bạc; Ban hành 114 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động cung cấp trang thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng; Đồng thời ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới.

Đọc thêm

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh, trưa chiều trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Tạo điều kiện thuận lợi để người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

Tạo điều kiện thuận lợi để người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Ngày 1/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 dự lễ công bố quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước tại Trại giam Ninh Khánh (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Chậm nhất tới 31/12/2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên cả nước Muôn mặt cuộc sống

Chậm nhất tới 31/12/2025 sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên cả nước

TTTĐ - Chiều 1/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan với mục tiêu chậm nhất tới 31/12/2025 phải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.
Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW Muôn mặt cuộc sống

Đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP ngày 1/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.
Quận Tây Hồ giành giải đặc biệt hội thi về Công đoàn Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Quận Tây Hồ giành giải đặc biệt hội thi về Công đoàn Hà Nội

TTTĐ - Ngày 1/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Chung khảo Hội thi “Công đoàn Hà Nội - Hành trình xây dựng và phát triển”.
Hoàn thành thủ tục đặc xá cho 66 phạm nhân ở Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Hoàn thành thủ tục đặc xá cho 66 phạm nhân ở Hà Nội

TTTĐ - Ngày 1/10, Trại Tạm giam số 1, số 2 và Nhà Tạm giữ 7 Công an cấp huyện thuộc Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá năm 2024.
Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập Môi trường

Lũ ống bất ngờ tại miền núi Nghệ An, nhiều khu vực cô lập

TTTĐ - Lũ ống xuất hiện bất ngờ trong đêm tại huyện Tương Dương, Nghệ An, khiến hai trường học ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, hơn 80 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông Xã hội

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Hà Nội gây mưa rào và dông

TTTĐ - Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới thành phố Hà Nội gây mưa rào và dông, nhiệt độ giảm.
Á quân Mister Vietnam Nguyễn Phúc Lộc hỗ trợ bà con vùng lũ Muôn mặt cuộc sống

Á quân Mister Vietnam Nguyễn Phúc Lộc hỗ trợ bà con vùng lũ

TTTĐ - Ngay sau khi đăng quang tại đêm Chung kết Mister Vietnam 2024, Á quân 3 Nguyễn Phúc Lộc cùng bà Vũ Thị Hoa - CEO Leading Media lập tức tham gia đoàn y bác sĩ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà tại xã An Bình, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Xem thêm