Tăng cường lãnh đạo thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam''
Tăng cường vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới Hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam |
![]() |
Người tiêu dùng Thủ đô hào hứng tham quan, mua sắm các sản phẩm hàng Việt tại Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội |
Cụ thể, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường thông tin tuyên truyền về cuộc vận động đến từng cơ quan, đơn vị, người dân, tổ chức chính trị hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong thực hiện cuộc vận động; nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ số tham gia các chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng - dịch vụ giá trị cao, tiêu dùng bền vững, ưu tiên sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu do Việt Nam sản xuất.
Các đơn vị đẩy mạnh xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho các sản phẩm hàng Việt và hàng hóa tiêu biểu, được người tiêu dùng yêu thích của doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, các quận, huyện phối hợp xây dựng các chương trình và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng để đưa hàng Việt chiếm thị phần tương xứng trong hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh, các hoạt động thương mại hiện đại kết hợp hài hòa với các kênh, hoạt động thương mại truyền thống. Các đơn vị tiếp tục mở rộng mạng lưới điểm bán hàng cố định, lưu động đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi; Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn; Tích cực tham gia triển khai các đề án: Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động giai đoạn 2021-2025; “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020-2024”.
Thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị thực hiện chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển

Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Hai bên cần nhau

Mang đến nhiều trải nghiệm chơi LEGO hơn cho trẻ em và người hâm mộ tại châu Á – Thái Bình Dương

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao

Quốc hội sắp xem xét việc tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
