Tag

Hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam

Thị trường - Tài chính 12/03/2022 17:42
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên dần từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt Nam trong cộng đồng dân cư. Không những thế, việc đưa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng còn góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới.
Từng bước xây dựng nét văn hóa tiêu dùng hàng Việt Hàng Việt chiếm tỷ lệ lớn trong siêu thị, chợ dân sinh Gần 7,2 triệu sản phẩm của đối tác bán hàng Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên thế giới Chủ tịch nước dự lễ công bố đường bay thẳng Việt Nam - Matxcơva của Vietjet Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết

Lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam

Kết quả khảo sát sau 12 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, có trên 70% khách hàng khi được hỏi đều ưu tiên lựa chọn hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Cũng theo báo cáo của Bộ Công thương, hiện hàng Việt đã chiếm lĩnh chủ yếu ở các kênh phân phối trong nước, chỉ riêng nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đã đạt trên 80%, nhóm hàng nông sản đạt trên 90%...

Bà Vũ Lan Sinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Hương Việt Sinh (đơn vị quản lý, khai thác Điểm giới thiệu sản phẩm OCOP quận Long Biên) cho biết: Dù cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP mới đi vào hoạt động nhưng đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp đóng trên địa bàn giới thiệu hơn 100 sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội và các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Lào Cai, Hải Dương…

Là người thường xuyên lựa chọn những sản phẩm OCOP để sử dụng, chị Lê Trà Giang (ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Mặc dù đã nghe đến các sản phẩm OCOP có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bảo đảm song tôi không biết địa điểm mua hàng, đâu là sản phẩm được cơ quan chuyên môn công nhận. Do đó, từ khi biết có cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn quận Long Biên hoạt động tôi đã dễ dàng tiếp cận sử dụng sản phẩm...".

Hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam
Nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên dần từng bước hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt Nam trong cộng đồng dân cư

Tương tự, chị Nguyễn Ngọc Hoa (ở Trường Lâm, Đức Giang, Long Biên) cho hay: "Từ lâu, gia đình tôi đã luôn lựa chọn các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền để sử dụng thay vì những sản phẩm nhập khẩu được quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lý do lựa chọn các sản phẩm nông sản Việt Nam là bởi có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, việc lựa chọn các sản phẩm nông sản Việt còn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng, mẫu mã để đem sản phẩm đến với đông đảo người dân".

Nói về những lợi ích mà hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm OCOP mang lại, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho biết: "Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, các điểm bán và giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đem lại hiệu quả tích cực. Các điểm bán sản phẩm OCOP là nơi hội tụ những sản phẩm đặc trưng vùng miền, trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng".

Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, thời gian qua, Ban Chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo toàn diện công tác tuyên truyền phù hợp với yêu cầu chống dịch COVID-19; Đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng; Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội.

Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ lựa chọn các điểm bán hàng mở cửa trở lại phục vụ Nhân dân dịp trong và sau Tết, hạn chế tình trạng "thổi" giá tại các chợ truyền thống, góp phần giữ giá bán ổn định. Đặc biệt, nhằm bảo đảm nguồn hàng đáp ứng tốt nhu cầu của Nhân dân, thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối hàng Việt và sàn thương mại điện tử, hỗ trợ phân phối sản phẩm hàng Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử; Đồng thời, triển khai hiệu quả các hoạt động liên kết vùng, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố…

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 298/KH-UBND (ngày 24/12/2021) về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội năm 2022.

Trong đó, thành phố sẽ đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tổ chức các chương trình theo kế hoạch của thành phố; Tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng thương mại, nâng cấp cải tạo hệ thống chợ, mở rộng mạng lưới bán hàng, điểm bán hàng, đại lý; Phát triển hệ thống bán lẻ phục vụ nhu cầu của Nhân dân…

Hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất, sử dụng hàng Việt Nam
Thành phố Hà Nội sẽ đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đánh giá cao vai trò nổi bật của các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cụ thể đẩy mạnh cuộc vận động, kết nối cung cầu, đưa hàng Việt Nam đến người tiêu dùng, nhất là vùng sâu, vùng xa…

Trong năm 2022, các đơn vị thành viên tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền, đổi mới phương thức tuyên truyền cuộc vận động; Chú trọng giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt chất lượng cao, nhất là các sản phẩm được bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.

Đồng thời, các đơn vị cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, vận động doanh nghiệp triển khai bán hàng lưu động, đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, khu vực ngoại thành, cũng như các chương trình kích cầu nội địa, kết nối giao thương, phát triển các kênh phân phối hàng Việt ở nước ngoài…

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022

Bộ Công thương vừa công bố Quyết định số 281/QĐ-BCT, ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022.

Kế hoạch tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; Từ đó, tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng.

Kế hoạch vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam qua đó, nâng cao vị thế, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt…

Bên cạnh đó, kế hoạch hướng tới tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch. Chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương...

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Xem thêm