Tag

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Thị trường - Tài chính 07/06/2024 07:00
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Tác động, ảnh hưởng của kinh tế tuần hoàn với thương mại điện tử Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử Thí điểm quản lý thuế thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm Thương mại điện tử, mua bán qua mạng nhiều thách thức lớn
Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công điện nêu: Những năm qua, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số cũng đã phát triển tích cực, trở thành kênh phân phối quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần phát triển các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán điện tử. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công tác quản lý thu thuế… Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng Chính phủ có một số yêu cầu.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý thương mại điện tử.

Cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/20222/NĐ-CP ngày 31 tháng 1 năm 2022) trước ngày 15 tháng 6 năm 2024 nhằm tăng cường chế tài xử lý hành vi vi phạm về lưu trữ và cung cấp thông tin đối với các chủ thể hoạt động thương mại điện tử. Bộ Công thương tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Bộ Công thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân không kê khai, nộp thuế theo quy định.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; tăng cường công tác cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng qua thương mại điện tử; kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thế

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thế; tối ưu hóa quy trình thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả thực hiện nghĩa vụ thuế, tăng cường triển khai các giải pháp thu thuế, chống thất thu thuế, xử lý nghiêm các vi phạm về thuế, hải quan trong hoạt động thương mại điện tử.

Cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo quy định.

Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; từng bước kiểm soát chặt chẽ hóa đơn đầu vào đảm bảo việc kê khai, nộp thuế đúng quy định pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ khâu sản xuất đến lưu thông, từ khâu nhập khẩu đến bán hàng; tăng cường trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, cơ quan liên quan.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động livestream bán hàng, trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, nhận hoa hồng từ việc quảng cáo, bán hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6 tháng 1 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy tiến độ kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện định danh và xác thực điện tử; đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu hộ tịch, thuế, ngân hàng… phục vụ định danh, xác thực cá nhân, tổ chức phòng ngừa các hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử.

Cơ quan chức năng nghiên cứu xây dựng cơ chế tiếp cận, khai thác hiệu quả Hệ thống định danh và xác thực điện tử nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến trong từng lĩnh vực.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh trật tự trong hoạt động giao dịch điện tử và thương mại điện tử; triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường giám sát, quản lý các giao dịch trên môi trường trực tuyến, chống các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công an phối hợp với Bộ Công thương trong việc cung cấp thông tin, quản lý người dùng mạng xã hội có hoạt động thương mại điện tử.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ internet, dịch vụ nội dung số xuyên biên giới và để có thể thực hiện tạm dừng, thu hồi giấy phép hoạt động trên môi trường mạng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát giao dịch thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng; nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia. Bộ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ; Công điện số 889/CĐ-TTg ngày 1 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số…

Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Công điện.

Đọc thêm

98% người mua sắm ở các tiệm tạp hóa đang điều chỉnh thói quen tiêu dùng Thị trường - Tài chính

98% người mua sắm ở các tiệm tạp hóa đang điều chỉnh thói quen tiêu dùng

TTTĐ - NIQ, công ty hàng đầu thế giới về hành vi tiêu dùng và nhu cầu mua sắm của khách hàng đã phát hành nghiên cứu mới nhất – Báo cáo Xu hướng mua sắm nhằm nêu bật những thay đổi trong hành vi tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2024.
Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu Thị trường - Tài chính

Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

TTTĐ - UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công thương Hà Nội tăng cường hoạt động liên kết vùng giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành trong cả nước để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu
Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang Thị trường - Tài chính

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Hiệp định UKVFTA).
Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Agribank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã nỗ lực điều chỉnh lãi suất huy động và tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Khai phá “mỏ vàng” du lịch mua sắm, miễn thuế tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Khai phá “mỏ vàng” du lịch mua sắm, miễn thuế tại Việt Nam

TTTĐ - Cửa hàng miễn thuế, du lịch mua sắm là mô hình kinh doanh rất thịnh hành ở những thành phố lớn. Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mang tính đột phá để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế, du lịch toàn cầu.
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp... Thị trường - Tài chính

Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp...

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.
Phó Thủ tướng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của NAPAS Thị trường - Tài chính

Phó Thủ tướng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt của NAPAS

TTTĐ - Tại chương trình khai mạc Lễ hội không tiền mặt 2024, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã vinh dự đón tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng các đại biểu là lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước và Sở, ban, ngành đến tham dự khu vực giới thiệu và trải nghiệm công nghệ thanh toán mới gồm công nghệ thanh toán qua nhận dạng khuôn mặt người dùng, tap to phone, thanh toán bằng thẻ chip NAPAS...
Giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đà tăng? Thị trường - Tài chính

Giá vàng thế giới sẽ tiếp tục đà tăng?

TTTĐ - Theo bình luận Thị trường vàng tháng 5 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) nêu rõ đà tăng liên tục của giá vàng trong tháng 5, với mức 2% lên 2.348 USD/ounce, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 3 liên tiếp.
Trải nghiệm công nghệ thanh toán mới, nhận "cơn mưa" quà tặng từ Napas tại Lễ hội không tiền mặt Cashless Day 2024 Thị trường - Tài chính

Trải nghiệm công nghệ thanh toán mới, nhận "cơn mưa" quà tặng từ Napas tại Lễ hội không tiền mặt Cashless Day 2024

TTTĐ - Lễ hội “Ngày không tiền mặt” diễn ra từ ngày 14/6 đến hết 16/6/2024 tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM với sự tham gia của hơn 84 gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm, dịch vụ, trong đó có khu vực bán hàng không tiền mặt dành cho các tiểu thương, đơn vị, đối tác bán lẻ... Tại gian hàng NAPAS, người dân có thể tận hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mại cùng hàng nghìn quà tặng giá trị từ NAPAS và các đối tác thông qua các hoạt động trải nghiệm dịch vụ thanh toán thẻ NAPAS, thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán dựa trên nhận dạng khuôn mặt của người dùng.
Xem thêm