Tag

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030

Nông thôn mới 24/12/2021 09:19
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Lấy ý kiến phản biện các chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới Đổi mới tư duy về giảm nghèo, ngăn chặn tư tưởng trông chờ chính sách Đề xuất 75.000 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 (Chỉ thị số 05-CT/TW).

Bên cạnh đó, kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững, xác định giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.

Trên cơ sở Kế hoạch này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2030.

Tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch là tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo. Cụ thể, các cơ quan, đơn vị tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Kế hoạch yêu cầu đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động, chính sách trợ giúp pháp lý; Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; hỗ trợ các mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị đẩy mạnh hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn; Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hoàn thiện cơ chế, chính sách về nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại địa bàn các huyện nghèo; chính sách nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh nông thôn cho người nghèo, người dân vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Kế hoạch yêu cầu tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư và các văn bản triển khai thực hiện của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng.

Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hướng dẫn, vận động các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế giỏi tiêu biểu; khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững

Nhiệm vụ, giải pháp khác là huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Theo đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, tích cực vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp nguồn lực, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Kế hoạch ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng tích hợp với các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương giai đoạn 2021-2030; thúc đẩy việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác giảm nghèo.

Kế hoạch yêu cầu tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập và hỗ trợ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn; tăng nguồn vốn chính sách xã hội.

Các đơn vị nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Văn An

Đọc thêm

Hội Nông dân Hà Nội vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp

TTTĐ - Ngày 27/6, các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội tham gia vận hành thử cơ chế họp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã, phường mới, đồng thời vận hành thử bộ máy Hội Nông dân cấp xã mới tại 79/79 cơ sở.
Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện Nhịp sống phương Nam

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện

TTTĐ - Năm 2025 đánh dấu bước phát triển quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.
Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Nông thôn mới

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

TTTĐ - Tối 26/6, tại vườn hoa Lạc Long Quân, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình "Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 - năm 2025". Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 26/6 đến ngày 29/6.
Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 26/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Xem thêm